Người học tại Khoa Kiến trúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giảng dạy môn trang thiết bị trong công trình kiến trúc nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học (Trang 63 - 65)

2.4. Đặc điểm Trường Đại học Nguyễn Trãi

2.4.7. Người học tại Khoa Kiến trúc

Sinh viên học tập tại Khoa Kiến trúc được đào tạo đồng bộ cả kỹ thuật ngành kiến trúc-xây dựng và mỹ thuật nên có những đặc điểm riêng:

- Khả năng sáng tạo rất cao do u cầu học tập ln phải tìm tịi cái mới, sản phẩm làm ra (đồ án thiết kế) phải là riêng, không được trùng lặp.

- Tác phong học tập tương đối mở, có tính tự do vì phần lớn các mơn học là mơn thực hành, giảng viên làm việc trực tiếp với từng sình viên nên hoạt động trong giờ học sôi nổi, SV tự do trao đổi kiến thức với các GV.

- Có khả năng tiếp cận với khối kiến thức ngành rất lớn và phong phú bằng nhiều nguồn, qua nhiều phương tiện.

- Được đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp ngoài các kiến thức chuyên mơn như trình bày ý tưởng, thuyết trình trước đám đơng...

Với những điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực (đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên) đầy đủ như trên, Khoa Kiến trúc – Trường Đại học Nguyễn Trãi hoàn toàn có đủ điều kiện là mơi trường để tiến hành nghiên cứu một đề tài về quản lý giáo dục, đó là quản lý hoạt động giảng dạy một học phần cơ sở chuyên ngành – môn “Trang thiết bị trong công trình kiến trúc”- nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của người học.

Chương 2 đã đưa ra một bức tranh khái quát về chương trình khung đào tạo ngành Kiến trúc trong các trường đại học ở nước ta và vị trí của học phần “Trang thiết bị trong cơng trình kiến trúc” ở trong chương trình khung đó. Tại đây, tác giả cũng đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý giảng dạy học phần TTB trong CTKT tại 5 trường đại học khu vực miền Bắc, qua đó có những nhận định, đánh giá về những điểm mạnh và nêu ra những tồn tại trong quản lý giảng dạy học phần này. Kết quả khảo sát cho thấy:

- Ưu điểm: các trường đều chú trọng việc giảng dạy học phần này bằng cách ưu tiên thời gian với ít nhất 3 tín chỉ và thời điểm giảng dạy; giáo trình giảng dạy thống nhất và nội dung chương trình phù hợp với kiến thức ngành nghề.

- Nhược điểm: giáo trình học cịn nặng về lý thuyết, đơi khi đi sâu vào chuyên môn các ngành khác; cách thức giảng dạy lạc hậu không tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu cũng như mở rộng kiến thức; sinh viên không được hướng dẫn thực hiện các kỹ năng mềm và khơng phát huy được tính chủ động sáng tạo trong môn học cũng như áp dụng kiến thức cho các môn học chuyên ngành khác.

Những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý giảng dạy học phần TTB trong CTKT là cơ sở để đưa ra những biện pháp quản lý giảng dạy học phần này nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của người học ở Chương 3 của Luận văn.

CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY

HỌC PHẦN “TRANG THIẾT BỊ TRONG CƠNG TRÌNH KIẾN TRÚC” NHẰM PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI HỌC

Dựa trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giảng dạy các mơn chun ngành nói chung và thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy học phần “Trang thiết bị trong cơng trình kiến trúc” nói riêng trong các trường đại học đào tạo ngành Kiến trúc, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy môn học này tại Trường Đại học Nguyễn Trãi nhằm nâng cao chất lượng, phát huy tính chủ động sáng tạo của người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giảng dạy môn trang thiết bị trong công trình kiến trúc nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)