Biện pháp 2: Hướng dẫn xây dựng nội dung chương trình theo hướng mở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giảng dạy môn trang thiết bị trong công trình kiến trúc nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học (Trang 67 - 69)

3.2. Hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy nhằm phát huy tính

3.2.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn xây dựng nội dung chương trình theo hướng mở

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

- Thực hiện đúng và đủ nội dung yêu cầu đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.

- Xây dựng đề cương chương trình học mới dựa trên chương trình khung theo chủ trương thay đổi nhằm tăng chất lượng giảng dạy và nâng cao tính chủ động sáng tạo của người học;

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Lập được đề cương giảng dạy phù hợp mục tiêu đào tạo;

- Phát triển được nội dung chương trình theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng u cầu nghề nghiệp và phù hợp với năng lực của SV;

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

- Trưởng Khoa Kiến trúc làm việc và thống nhất với GV của bộ môn về định hướng nội dung học phần và giao một nhóm GV có kinh nghiệm giảng dạy lý thuyết xây dựng đề cương giảng dạy mới với các yêu cầu nội dung:

+ Giảm bớt các tính tốn lý thuyết thuộc lĩnh vực chuyên ngành và chuyên sâu của các môn khác ( như điện, nước, PCCC...)

+ Thay đổi nội dung tuần tự dạy theo chương mục, mỗi chương là một hệ thống riêng lẻ mà gộp các hệ thống có chung một hoặc một vài đặc điểm lại với nhau để dạy kết hợp, qua đó giúp cho SV nắm được mối liên quan giữa các hệ thống kỹ thuật trong cơng trình kiến trúc. Trên cơ sở đó, thiết kế chương trình thành 4 nhóm hệ thống chính như sau:

* Nhóm các hệ thống sử dụng và sử lý nước;

* Nhóm các hệ thống sử dụng và điều khiển các thiết bị dùng điện; * Nhóm các hệ thống sử lý nhiệt độ và khơng khí;

* Nhóm các hệ thống lắp đặt máy móc: giao thơng, thiết bị hỗ trợ…

+ Trong các nhóm hệ thống, mỗi hệ thống riêng lẻ đều phải đưa được ra các kiến thức cơ bản với 3 phần:

* Lịch sử hình thành: nội dung giới thiệu các phát minh sơ khai từ khi hình thành, các giai đoạn phát triển cho tới đến thời điểm hiện tại của các hệ thống kỹ thuật.

* Nguyên lý hoạt động cơ bản: cung cấp kiến thức các nguyên lý của các hệ thống thường gặp, thường được sử dụng nhất.

* Các ứng dụng trong thiết kế và vận hành hoạt động: đưa những kiến thức khi áp dụng các hệ thống vào một cơng trình thực để SV có được khái niệm thực tế ứng dụng và dự báo tương lai phát triển của các hệ thống này.

- Chủ nhiệm bộ mơn làm việc với nhóm GV làm đề cương, phân tích ưu nhược điểm và thống nhất đưa ra một đề cương chung, phù hợp với mục đích nhất để làm tài liệu giảng dạy chính thức cho học phần.

- Chủ nhiệm bộ mơn giao một nhóm GV trẻ, có khả năng tin học, có thể đọc và tải tài liệu trên mạng internet để thiết lập một giáo trình điện tử bằng phầm mềm trình chiếu PowerPoint. Nội dung phải bám sát đề cương đã được thông qua với những hình ảnh cụ thể, thực tế trên cơ sở các nhóm hệ thống và nội dung từng hệ thống theo tiêu chí:

* Lịch sử hình thành : sơ đồ được quá trình hình thành và phát triển kèm các hình ảnh minh họa, dẫn chứng.

* Nguyên lý hoạt động cơ bản: hình ảnh nguyên lý các hệ thống rõ ràng, dễ xem, dễ giải thích, dễ hiểu.

* Các ứng dụng trong thiết kế và vận hành thực tế: hình ảnh các cơng trình thực tế, các hệ thống ứng dụng hữu ích; các hệ thống gặp sự cố, tai nạn... trên cơ sở đó GV có thể đặt câu hỏi cho SV tham gia giải thích hoặc phân tích trên các tình huống cụ thể.

- Chủ nhiệm bộ mơn làm việc với nhóm GV làm bài giảng điện tử, phân tích ưu nhược điểm và thống nhất đưa ra một bài giảng điện tử chung, phù hợp với mục đích nhất để làm tài liệu trình chiếu giảng dạy chính thức cho mơn học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giảng dạy môn trang thiết bị trong công trình kiến trúc nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)