1.3. Quản lý hoạt động giảng dạy đại học
1.3.4. Xu thế đổi mới quản lý hoạt động giảng dạy đại học
Trong vài thập kỷ trở lại đây, thế giới đã có những bước phát triển vơ cùng mạnh mẽ về cơng nghệ thông tin, mạng Internet…làm thay đổi mọi quan
điểm truyền thống về giáo dục, như nhà trường, lớp học, cơ sở giáo dục và về dạy – học.
- Xu thế đổi mới chương trình đào tạo: Một chương trình đào tạo đại học truyền thống được xây dựng dựa trên các nguồn lực: đội ngũ cán bộ giảng dạy, chương trình tinh hoa được xây dựng bởi hội đồng khoa học chuyên ngành, kinh nghiệm giáo dục của các trường trong hệ thống… Giáo dục tiên tiến hiện nay lại cho rằng thế giới việc làm mới là điểm xuất phát của việc xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp. Bởi vì chính thế giới việc làm sẽ là nơi mà SV sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ hành nghề. Do đó, xu hướng ngày nay căn cứ vào nhu cầu của thị trường việc làm - nơi địi hỏi ở SV tốt nghiệp phải có những kiến thức, kỹ năng và thái độ gì - để làm cứ liệu cho việc xây dựng chương trình và nội dung đào tạo.
- Xu thế thay đổi phương pháp giảng dạy : Phương pháp giảng dạy truyền thống ở bậc đại học hiện nay là Phương pháp thuyết trình. Phương pháp này là mơ hình giảng dạy trong đó giảng viên là trung tâm, thuyết giảng các khối kiến thức qua các bài giảng dựa vào các giáo trình, sách giáo khoa. Mục đích của phương pháp thuyết trình là giúp sinh viên tiếp nhận, xử lý và ghi nhớ thông tin, kiến thức… thông qua khả năng nghe và nhìn. Phương pháp thuyết trình có một số hạn chế nhất định như:
+ Khơng khuyến khích vai trị chủ động của người học. Sự thụ động làm hạn chế khả năng học và khả năng tập trung của người học.
+ Hạn chế trao đổi thông tin đa chiều. Giảng viên truyền đạt thông tin một chiều và phải ln nỗ lực tìm hiểu những khó khăn mà người học gặp phải trong việc tiếp thu nội dung bài giảng.
+ Không giúp người học phát triển kỹ năng tổ chức và tổng hợp nội dung. + Giảng viên khơng kiểm sốt được thời gian mà người học dành ra để tìm hiểu bài và ghi nhớ sâu các nội dung được trình bày.
+ Để học tốt người học phải lắng nghe, ghi chép, cố nhớ để lặp lại các kiến thức đã được truyền giảng vì các đề thi cuối khóa, tốt nghiệp thường yêu cầu gợi lại trí nhớ. Về phương diện tâm lý, người học phải vận dụng trí nhớ rất nhiều.
Để khắc phục những hạn chế của phương pháp thuyết trình, trong giáo dục đào tại đại học đã xuất hiện nhiều phương pháp giảng dạy mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, một trong số đó là xu hướng xây dựng Phương pháp
thuyết trình kết hợp với các phương pháp hiện đại khác:
* Phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp làm việc nhóm, * Phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp sử dụng tình huống, * Phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp thực tập sinh,
Tùy thuộc vào bài học, môn học, ngành học, bậc học… mà giảng viên chọn lựa sự kết hợp hợp lý.
- Xu thế thay đổi hình thức đào tạo: bên cạnh hình thức đào tạo tập trung đã xuất hiện nhiều hình thức đào tạo mới, tận dụng nền tảng công nghệ thơng tin như hình thức đào tạo từ xa, hình thức đào tạo trực tuyến... Ưu thế vượt trội của chương trình đào tạo từ xa hiện nay là cho phép sinh viên học hoàn toàn từ xa qua mạng Internet (đường truyền tốc độ cao ADSL) với thời gian, địa điểm học tự sắp xếp sao cho phù hợp nhất với điều kiện của mình mà khơng cần đến lớp. Với hình thức học trực tiếp qua mạng với giáo viên, sinh viên sẽ được nghe giảng trực tiếp như đang tham gia lớp học bình thường, được tham gia thảo luận trực tiếp với giáo viên và các học viên khác ở trong lớp thơng qua hình thức chat trực tuyến. Mọi thắc mắc về bài giảng cũng sẽ được giáo viên giải đáp trực tiếp ngay trên lớp học.
- Xu thế đổi mới trong đánh giá SV: Đánh giá SV là khâu quan trọng để đánh giá kết quả của q trình đào tạo. Đồng thời, đó cũng là khâu quan trọng để phân loại SV theo mức độ đạt được các mục tiêu đào tạo đã đề ra trong chương trình. Đối với chương trình định hướng nghề nghiệp, việc đánh giá SV không chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá khả năng tiếp thu các kiến thức lý thuyết của họ. Thêm vào đó, khả năng vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức lý thuyết vào thực hành nghề nghiệp, khả năng giao tiếp, nắm bắt các vấn đề thực tế đã được chú trọng trong đánh giá. Như vậy, trong xu hướng đổi mới này, SV sẽ được đánh giá cả về kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ nghề nghiệp. Chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục bậc đại học bao gồm một số nội dung nhóm [9]:
- Nhóm liên quan đến chun mơn, nghề nghiệp tương lai của SV (ngành đào tạo), bao gồm các năng lực trong các lĩnh vực kiến thức ngành, chuyên ngành, các kỹ năng nghề nghiệp.
- Nhóm liên quan đến phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp, bao gồm các phẩm chất công dân, đạo đức nghề nghiệp, các kỹ năng mềm, trong đó có những kỹ năng đặc trưng cho công dân kỷ nguyên thông tin.