Những yêu cầu trong đào tạo ngành Kiến trúc trong giai đoạn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giảng dạy môn trang thiết bị trong công trình kiến trúc nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học (Trang 38 - 41)

Ngành Kiến trúc là một ngành đào tạo đặc thù, vừa có yếu tố của ngành mỹ thuật lại vừa mang yếu tố của một ngành kỹ thuật, do đó rất nhạy cảm với sự tiến bộ của khoa học- công nghệ. Chính vì vậy, có rất nhiều nhân tố tác động ảnh hưởng đến cơng tác đào tạo cũng như chương trình đào tạo của ngành này. Có thể kế đến những nhân tố:

- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực kiến trúc – xây dựng: Công nghệ xây dựng với máy móc hiện đại đã phát triển liên tục trong thời gian gần đây kéo theo sự thay đổi về quy mơ cơng trình, sử dụng thiết bị kỹ thuật, sử dụng vật liệu trong kiến trúc. Những giáo trình cũ với cơng nghệ cũ, vật liệu cũ nhanh chóng bị lạc hậu nên chương trình đào tạo, nội dung kiến thức phải kịp thời thay đổi theo.

- Sự phát triển của công nghệ tin học: Khoa học máy tính giữ vai trị quan trọng trong sự thay đổi về diện mạo trong lĩnh vực kiến trúc. Với sự giúp đỡ của hệ thống máy tính, các tính tốn hệ thống trở nên dễ dàng, nhanh chóng, chính xác và có độ tin cậy cao. Nhờ máy tính, các KTS số hóa được quy trình thiết kế thay vì thao tác vẽ thủ cơng, thư viện hóa được nhiều nội dung, chi tiết thiết kế, do đó rút ngắn được công sức và thời gian. Cũng nhờ máy tính, các KTS có thể thực hiện nhiều thực nghiệm về màu sắc, ánh sáng, âm thanh, chịu lực…cho thiết kế để ra quyết định. Khoa học máy tính phát triển cũng làm thay đổi phương pháp dạy – học trong lĩnh vực kiến trúc.

- Tính liên ngành trong lĩnh vực kiến trúc: ngành kiến trúc tồn tại, phát triển ln có mối liên hệ chặt chẽ với những ngành khác, từ khoa học cơ bản (tốn học, vật lý, hóa học..) đến những ngành khoa học thực nghiệm ( cơ học lý thuyết, cơ học kết cấu, sức bền vật liệu…) hay những ngành kỹ thuật như điện, sử lý nước, tự động, vật liệu…Do đó, sự phát triển thay đổi, tiến bộ của các ngành đòi hỏi ngành kiến trúc phải có sự điều chỉnh, đổi mới. Điều này tác động đến cập nhật kiến thức trong đào tạo ngành kiến trúc trong các trường đại học.

- Sự thay đổi nhận thức về môi trường: Trong thiết kế kiến trúc, từ một cơng trình nhỏ như nhà ở nơng thơn đến những cơng trình đặc biệt như thiết kế các bệnh viện, cơng trình cơng nghiệp…các KTS phải giải quyết được bài tốn an tồn về mơi trường. Trong xu thế hiện nay, thân thiện với môi trường là một yêu cầu của kiến trúc hiện đại.

- Sự thay đổi trong quan điểm thẩm mỹ: Trong mỗi một giai đoạn phát triển khác nhau, xã hội đều có quan điểm thẩm mỹ khác nhau, kéo theo sự thay đổi về “cái đẹp” trong kiến trúc. Các trường đào tạo phải cập nhật và nắm bắt được xu thế thay đổi của thế giới để định hướng đào tạo sáng tác kiến trúc.

- Sự hội nhập quốc tế: Nguồn vốn đầu tư vào phát triển xã hội không chỉ đến từ nội lực trong nước mà cịn đến từ nhiều nguồn vốn của các chính phủ, tổ chức kinh tế-xã hội nước ngoài. Tại các dự án đầu tư lớn do nước ngoài đầu tư hiện nay đều có các nhà quản lý, KTS, kỹ sư nước ngồi làm việc và giữ các vai trị chủ chốt. Do đó, yêu cầu đặt ra cho đào tạo KTS trong các trường đại học là sinh viên ra trường ngồi việc có kỹ năng hành nghề, có kiến thức về văn hóa truyền thống thì phải nắm bắt được những yêu cầu và xu thế phát triển của kiến trúc hiện đại. Đó là tác phong làm việc chuyên nghiệp, ứng dụng linh hoạt kiến thức nghề nghiệp trong công việc, sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ và sử dụng hiệu quả các phần mềm chuyên ngành. Để giải quyết vấn đề này, chương trình đào tạo ngành kiến trúc phải được tham khảo và tiếp nhận có chọn lọc các chương trình đào tạo của các trường kiến trúc trên thế giới, tăng cường hợp tác trao đổi sinh viên quốc tế và tăng cường đào tạo các kỹ năng mềm cho sinh viên [22].

Những nhân tố trên đã tác động đến công tác đào tạo ngành Kiến trúc tại các trường đại học, đòi hỏi các trường phải có những biện pháp quản lý phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 là chương khái quát về một số cơ sở lý luận của đề tài. Nội dung của chương này đề cập đến:

- Các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý,

- Các khái niệm quản lý giáo dục và quản lý hoạt động giảng dạy, - Những đặc điểm của quản lý hoạt động giảng dạy đại học,

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giảng dạy và giảng dạy tại các trường đại học ngồi cơng lập,

- Đề cập đến những yêu cầu trong đào tạo ngành Kiến trúc trong giai đoạn mới.

Những nội dung này đã được nhiều học giả, tác giả trong và ngồi nước có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực giáo dục, quản lý giáo dục nghiên cứu, tổng kết, giảng dạy và áp dụng nhiều trong thực tế quản lý giáo dục. Đây là cơ sở cho quá trình nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy các mơn chun ngành nói chung và mơn học “Trang thiết bị trong cơng trình kiến trúc” nói riêng tại các trường đại học đào tạo ngành Kiến trúc và những đề xuất quản lý hoạt động giảng dạy môn học này ở những chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY

HỌC PHẦN “TRANG THIẾT BỊ TRONG CƠNG TRÌNH KIẾN TRÚC” TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giảng dạy môn trang thiết bị trong công trình kiến trúc nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)