3.2. Hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy nhằm phát huy tính
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức thay đổi phương pháp giảng dạy
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm hiện thực hóa mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường tính chủ động sáng tạo của SV.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
- Xây dựng kết cấu bài giảng lý thuyết trên tinh thần lấy SV làm trung tâm, đưa sinh viên tham gia tích cực vào bài giảng qua các hoạt động: chuẩn bị bài, trình bày và thảo luận phản biện.
- Xây dựng kết cấu bài giảng thực hành giúp cho SV nhận diện được bản vẽ kỹ thuật, thiết kế được những hệ thống trang thiết bị đã học dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
Phương pháp giảng dạy mới được xây dựng với chủ trương đưa SV tham gia vào bài giảng để phát huy tính chủ động, sáng tạo đồng thời rèn luyện cho SV những kỹ năng mềm.
+ Cấu trúc một buổi học lý thuyết mới được kết cấu như sau:
Bảng 3.3. Cấu trúc một buổi học lý thuyết
Hoạt động Thời lượng
1
Sinh viên chuẩn bị bài trước theo cá nhân (bài slide PowerPoint) và theo nhóm (In đóng quyển) với nhiệm vụ được GV giao từ buổi học trước
Giờ tự học – SV thực hiện ở nhà.
2
- Nhóm SV được giao chuẩn bị bài lần lượt trình bày nội dung của mình qua bài slide theo phương pháp thuyết trình bằng máy chiếu;
- SV cịn lại nghe và đặt câu hỏi cho nhóm trả lời;
- GV đặt câu hỏi kiểm tra sự hiểu biết hoặc giải thích, sửa những kiến thức sai của SV ngay trên bài slide của SV.
50% buổi học lý thuyết trên lớp
3 - GV tóm lược lại những kiến thức đã được nhóm SV trình bày phần trên;
- GV giảng nguyên lý hoạt động của các hệ thống;
- Mở rộng kiến thức thực tế qua các ví dụ minh họa, đưa ra
50% buổi học lý thuyết trên lớp
sự cố, tai nạn.
- GV giao nhiệm vụ cho nhóm khác chuẩn bị bài cho buổi lý thuyết sau.
Cấu trúc một buổi học lý thuyết như trên tạo cơ hội cho SV:
- Kỹ năng làm việc nhóm : SV được chia làm các nhóm, mỗi nhóm 10-12 SV được giao chuẩn bị 1 trong 4 phần học. Mỗi phần học này có trên 3 hệ thống trang thiết bị. Do đó, mỗi nhóm SV sẽ chia thành 3-4 tổ, mỗi tổ có 3 SV chuẩn bị bài cho 1 hệ thống. Các SV phải làm việc nhóm với nhau để phân chia cơng việc, tìm hiểu và thu thập tài liệu vào phần mình được phân công. Sản phẩm báo cáo của một tổ là bài in tổng hợp các kiến thức về một hệ thống trang thiết bị.
- Kỹ năng tìm và nghiên cứu tài liệu: theo phân công của tổ, mỗi SV sẽ phải tự tìm hiểu và sưu tầm tài liệu trên sách, tạp chí, mạng internet...phần chủ đề của mình với 3 nội dung :
Lịch sử hình thành, phát triển Nguyên lý cấu tạo
Ứng dụng trong thực tế.
Sản phẩm báo cáo của mỗi cá nhân là một bài slide bằng phần mền trình chiếu PowerPoint.
Bảng 3.4. Hệ thống chia nội dung chuẩn bị bài của SV
Nhóm SV Tổ SV Cá nhân SV
Số SV 10-12 03 01
Nội
dung Phần học 1 hệ thống
Một phần chi tiết trong hệ thống
Ví dụ cụ thể
Phần học 1: Các hệ thống cấp thốt nước và phịng
cháy chữa cháy
Hệ thống cấp nước Chi tiết bể nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời Sản phẩm - Bài in tổng hợp khổ giấy A3 Bài slide bằng phần mềm trình chiếu
- Kỹ năng thuyết trình trước đám đơng: với một bài slide chuẩn bị, mỗi SV có 10-15’ đứng trước lớp thuyết trình về những hiểu biết của mình đối với một hệ thống trang thiết bị theo 3 nội dung định trước. Kỹ năng thuyết trình tốt cần đến trí nhớ tốt kết hợp với hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc.
- Kỹ năng thảo luận một vấn đề: khi 1 SV thuyết trình, GV và các SV khác nghe và đặt câu hỏi phản biện hoặc yêu cầu là rõ một vấn đề nào đó. Người trả lời có thể là SV đang thuyết trình, SV trong tổ hoặc chính GV sẽ giúp SV làm rõ những vấn đề liên quan đến kiến thức học phần học.
Cấu trúc một buổi học lý thuyết như trên giúp cho GV nắm rõ mức độ hiểu biết của SV qua sự chuẩn bị bài, phần thuyết trình và phần thảo luận, qua đó chủ động tăng hoặc giảm liều lượng giảng dạy ở phần sau và đưa thêm kiến thức thực tế vào bài giảng. Kiến thức thực tế được bổ xung qua các ví dụ cụ thể từ các cơng trình đã xây dựng, đó là:
- Các thiết kế chuẩn mực, các hệ thống trang thiết bị được bố trí hợp lý, phát huy hiệu quả trong vận hành sử dụng;
- Các thiết kế lỗi, các hệ thống trang thiết bị không phù hợp gây sự cố khi hoạt động.
Thơng qua các ví dụ cụ thể, GV phân tích các tình huống, đặt câu hỏi cho SV sử lý các tình huống. Qua đó, kiến thức truyền đạt cho SV được mở rộng.
* Cấu trúc một buổi học thực hành được kết cấu như sau:
Bảng 3.5. Cấu trúc một buổi học thực hành
Hoạt động Thời lượng
1
- GV giới thiệu các bản vẽ thiết kế các hệ thống vừa học trong giờ lý thuyết;
- GV hướng dẫn cách nhận diện và đọc các bản vẽ; - GV hướng dẫn cách thiết lập một bản vẽ kỹ thuật.
30% buổi học thực hành trên
lớp 2
- GV hướng dẫn SV thiết kế một bản vẽ của một trong các nhóm hệ thống vừa học.
70% buổi học thực hành trên
lớp 3 - Sinh viên hoàn thiện bài thực hành tại nhà Giờ tự học - SV
thực hiện ở nhà. Bài thực hành giúp cho SV:
- Củng cố lại kiến thức lý thuyết đã được học và áp dụng vào thực tế thiết kế các hệ thống;
- Biết cách phối hợp các hệ thống trang thiết bị với nhau khi thiết kế cơng trình kiến trúc và ảnh hưởng của các hệ thống đến thiết kế chi tiết kiến trúc.