GIAI ĐOẠN TRƢỚC ĐỔI MỚI TIỀN TỆ (TRƢỚC NĂM 1989) 1 Bối cảnh nền kinh tế và tiền tệ Viêt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý ngoại hối ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 27 - 28)

2.1.1. Bối cảnh nền kinh tế và tiền tệ Viêt Nam

Tuy đường lối đổi mới vạch ra từ năm 1986 nhưng mãi tới năm 1989, nền tiền tệ mới thực sự được cải cách thông qua những thay đổi triệt để trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trong thời kỳ trước năm 1989, nhà nước quản lý tập trung và bao cấp mọi hoạt động, mọi lĩnh vực, bất chấp sự tác động của nhân tố cung cầu của nền kinh tế. Trong thương mại, Nhà nước độc quyền thực hiện nghiệp vụ ngoại thương và bao tiêu toàn bộ sản phẩm xã hội. Các đơn vị sản xuất bị cô lập với thị trường tiêu thụ. Điều này dẫn đến thực trạng các doanh nghiệp chỉ cố gắng sản xuất đủ chỉ tiêu được giao mà khơng quan tâm đến chất lượng hàng hố, thị hiếu của người tiêu dùng. Thêm nữa việc nhà nước lãnh đạo các doanh nghiệp theo cơ chế ―Lãi nhà nước thu, lỗ nhà nước bù‖ làm nảy sinh tâm lý ỷ lại, thụ động trơng chờ vào chính phủ của các doanh nghiệp. Kết quả là nền sản xuất hang hố trong nước bị đình đốn, hàng hố khan hiếm, kém chất lượng.

Trong lĩnh vực tiền tệ, để thống nhất đồng tiền giữa hai miền Bắc và Nam nhà nước đã thực hiện hai lần đổi tiền vào ngày 22/9/1975 và 3/5/1978. Những đặc trưng cơ bản của nền tiền tệ giai đoạn này là:

- Hệ thống ngân hàng được tổ chức thành một cấp. NHNN vừa thực hiện chức năng phát hành, quản lý tiền, vừa là người trực tiếp kinh doanh tiền tệ. Cơ chế này đã làm mất tính năng động của các ngân hàng, làm cho hoạt động kinh doanh tiền tệ ngày càng trở nên kém cỏi.

- Sự thâm hụt ngân sách nhà nước bù đắp chủ yếu bằng nguồn vốn phát hành của NHTW. Sau ngày thống nhất đất nước, nguồn viện trợ hàng năm (Mỹ cung cấp cho miền Nam, Liên Xô và Đông Âu viện trợ cho miền Bắc) khoảng 1

27

tỷ USD khơng cịn nữa. Nguồn thu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu chi thường xuyên, mức bội chi trung bình của NSNN là 7.8% GDP (1986-1990). Để bù đắp các khoản thiếu hụt của ngân sách, Chính phủ đã dùng vốn phát hành với khối lượng ngày càng lớn. Việc làm này đã khiến Việt Nam có mức lạm phát lên đến 3 con số.

- Chính phủ là người quyết định khối lượng tiền phát hành và số tín dụng cung ứng cho các thành phần trong nền kinh tế.

- Nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu kinh tế trong kỳ, Chính phủ thiết lập chính sách tiền tệ một cách duy ý trí, bất chấp sự tác động của các quy luật trong nền kinh tế. Thị trường tiền tệ và thị trường vốn chưa hình thành, hoạt động của hệ thống ngân hàng kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý ngoại hối ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)