Đối với hoạt động ngoại thương

Một phần của tài liệu Quản lý ngoại hối ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 61 - 65)

- Tỷ giá thả nổi có kiểm sốt (từ 2/1999 đến nay)

2.2.3.2. Đối với hoạt động ngoại thương

Việc Chính phủ xóa bỏ độc quyền trong ngoại thương, cho phép nhiều thành phần kinh tế tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ là một dấu ấn quan trọng trọng, tạo nền tảng thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Thủ tục xuất nhập khẩu ngày càng được đơn giản hố theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngày nay, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được phép trực tiếp xuất nhập khẩu các mặt hàng kinh doanh mà không cần giấy phép xuất nhập khẩu, ngoại trừ một số mặt hàng cần quản lý đặc biệt của chính phủ.

61

Bảng 2.2: Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 1991-2005

Năm KN XK (Tr USD) Tốc độ tăng XK KN NK (Tr USD) Tốc độ tăng NK CCTM (Tr USD) Tỷ lệ nhậpsiêu(%) CCTM/GDP (%) 1991 2087 -13.2 2338 -15.1 -251 12 -1.61 1992 2580 23.7 2540 8.7 40 -1.5 0.24 1993 2985 15.7 3924 54.4 -939 31.5 -5.12 1994 4054 35.8 5825 48.5 -1771 43.6 -8.87 1995 5449 3434 8155 40 -2706 49.6 -12.38 1996 7255 33.2 11143 36.6 -3888 53.6 -16.28 1997 9185 26.6 11592 4 -2407 26.2 -9.32 1998 9360 1.9 11499 -0.8 -2139 22.8 -7.82 1999 11541 23.3 11742 2.1 -201 1.7 -0.7 2000 14482 25.5 15635 33.2 -1154 8 -3.77 2001 15027 3.8 16162 3.4 -1135 7.5 -3.47 2002 16705 11.2 19733 21.8 -3028 18.1 -8.6 2003 20149 20.6 25256 27.9 -5106 25.3 -12.75 2004 26504 31.5 31954 26.5 -5450 20.6 -12.15 2005 32233 21.6 36881 15.4 -4648 14.4 -8.86

* Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng gia tăng trong những năm qua. Trong khoảng 20 năm( 1989-2007), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 60,78 tỷ trong năm 2007 so với mức 4,5118 tỷ năm 1989, trong

62

đó xuất khẩu năm 2007 tăng gấp 12.4 lần so với năm 1989, còn kim ngạch nhập khẩu năm 2007 so với năm 1989 tăng gấp 14.24 lần. Như vậy, nhìn chung cán cân thương mại của Việt Nam thường xuyên bị thâm hụt trong thời gian.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Nam Á (1997-1998), kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng chậm mà nguyên nhân của nó là do Nhà nước giữ giá VND quá cao. So với năm 1996, năm 1999 và lấy USD làm chuẩn, đồng Việt Nam đã giảm 16% trong khi đó đồng Bath Thái Lan giảm 50%, đồng Peso của Philippine giảm 39%, đồng Rupi của Indonesia giảm 91%. Điều này đã làm giảm tính cạnh tranh của hàng Việt nam trên thị trường thế giới.

Kể từ năm 1999 đến 2001, tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng liên tục, Song không đủ làm tỷ giá thực tăng để kích thích xuất khẩu mà trái lại giá trị thực của VND tăng, khiến cho khả năng cạnh tranh của hàng hoá giảm. Cụ thể: ở thị trường các nước ASEAN: Hàng của VN giảm sức cạnh trạnh do các nước naỳ vừa trải qua khủng hoảng, đồng tiền bị phá giá, chưa phục hối. Ở thị trường Châu Âu, sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam giảm do USD lên giá so với EURO, mà VND gắn chặt với USD nên cũng lên giá so với EURO. Sức cạnh tranh của hàng hoá VN được cải thiện ở Mỹ và TQ, nên kết quả XK giai đoạn này khá khả quan, Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu đạt 11541tr USD, kim ngạch NK đạt 11742tr USD tăng 2.1% so với nẳm trước; Tỷ lệ nhập siêu giảm từ 22.9% năm 1998 xuống 1.7%. Như vậy sau 1 loạt năm liên tiếp thâm hụt, cán cân thương mại đã được cải thiện, nhập siêu chỉ đạt 200,7 triệu USD giảm so với mức 2134 triệu USD năm 1998

Từ năm 2003 trở lại đây, chính sách đồng đơ la yếu của chính phủ Mỹ đã tác động rất nhiều đến hoạt tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam. Năm 2003 giá trị của USD giảm trên 20% so với EURO và một số đồng tiền khác. Do đó XK của VN sang các thị trường có đồng tiền tăng giá so với USD có lợi. Tổng kim ngạch XK năm 2003 là 19.843 tỷ USD, tăng 26.7% so với năm 2002. Song do tỷ giá tăng lên nhờ quan hệ bắc cầu nên kim ngạch nhập khẩu của VN giảm

63

không đáng kể. Năm 2003 tổng kim ngạch NK đạt 24.995 tỷ USD, tăng 26.7% so với 2002, khiến cho cán cân thương mại thâm hụt 5.152 tỷ USD. Nguyên nhân khiến kim ngạch NK tăng cũng một phần không nhỏ do các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu máy móc, cơng nghệ đổi mới sản xuất tăng cao

Năm 2004, 2005 tỷ giá USD/VND tăng cao, khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Kim ngạch XK năm 2004 đạt 26,504 tỷ USD tăng 31,04% so với năm 2003. Tổng kim ngạch NK tăng tốc độ chỉ còn 26.117% đồng thời tốc độ nhập siêu giảm còn 21.23%. Năm 2005, xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch 32,233 tỷ USD tăng

Từ năm 2006, việc nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần trong các công ty cổ phần đã làm tăng đáng kể lượng USD vào Việt Nam, Cộng thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ vào cuối năm 2007 khiến nền kinh tế này bước vào giai đoạn suy thoái, đẩy đồng USD mất giá nhiều hơn nữa, giá xăng dầu tính theo đồng USD tăng mạnh. Biểu đồ dưới đây cho thấy chỉ tính từ năm 2006 đến nay đồng USD đã mất giá trung bình khoảng 15% so với các đồng ngoại tệ mạnh khác như Euro, Yên Nhật, Bảng Anh, và đồng Nhân dân tệ Trung Quốc

Biểu đồ 2.5: Tăng giá của các ngoại tệ mạnh so với USD từ năm 2006

0.00%5.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00%

CN Yuan Yen Euro UK Pound CAD

*Nguồn: Datastream

Tuy nhiên tỷ giá của VND trong thời gian này hầu như không biến đổi so với USD (tính đến cuối tháng 2/2008 chỉ tăng 0.24% so với 2006). Do đó qua việc neo tỉ giá, VNĐ cũng giảm trung bình 15% so với các ngoại tệ mạnh khác.

64

Chính sách VNĐ yếu mặc dù có thể thúc đẩy xuất khẩu nhưng đồng thời lại góp phần ―nhập khẩu lạm phát‖ vào Việt Nam. Lí do là sản xuất tại Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất lớn vào các nguyên vật liệu nhập khẩu như xăng dầu, xi măng, sắt thép, máy móc…Sự mất giá của USD hay nói cách khác là sự tăng giá thành của các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu cho sản xuất tính bằng VNĐ dưới chế độ tỷ giá neo là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chi phí sản xuất trong nước tăng, kéo theo giá cả hàng hóa tăng theo và việc VNĐ mất giá so với các ngoại tệ khác góp phần đáng kể vào việc tăng giá thành của hàng nhập khẩu, khiến cán cân thương mại bị thâm hụt lớn. tổng kim ngạch XK cả nước năm 2007 đạt 48,4 tỷ SD, vượt 3,5% so với mục tiêu đề ra và tăng 21,5% so với năm 2006, tương ứng với kim ngạch tăng trên 8,56 tỷ USD. Song con số nhập khẩu cũng đạt mức kỷ lục 60,83 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm 2006, làm cho tỷ lệ nhập siêu cũng cao ngất ngưởng 12,43 tỷ USD, tăng 24,5% so với năm 2006.

Một phần của tài liệu Quản lý ngoại hối ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)