Quan điểm của nhà nƣớc về quản lý ngoạihố

Một phần của tài liệu Quản lý ngoại hối ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 28 - 30)

■ Nhà nƣớc độc quyền về quản lý và kinh doanh ngoại hối

Bị điều tiết bởi cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, trong giai đoạn này Chính phủ độc quyền quản lý hoạt động thương mại quốc tế. Độc quyền ngoại thương tất yếu dẫn đến độc quyền kiểm soát và kinh doanh ngoại hối.

Cơ sở pháp lý của mọi hoạt động ngoại hối vẫn là Quy chế quản lý ngoại hối được ban hành kèm theo Nghị định số 102/CP ngày 6/7/1963 của Phủ thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nội dung của quy chế này là tập trung mọi nguồn ngoại tệ vào tay nhà nước. Tổ chức cá nhân có ngoại tệ đều phải bán cho Nhà nước. Nhà nước quản lý ngoại tệ tập trung và phân bổ theo kế hoạch đã định.

Nhìn chung các đặc trưng nổi bật về quản lý ngoại hối giai đoạn nay là: - Chính phủ độc quyền kinh doanh ngoại hối. Mọi hoạt động liên quan đến ngoại hối đều được thực hiện thông qua NHNT- cơ quan đại diện của NHNN trong lĩnh vực Ngoại hối;

28

- Nghiêm cấm mọi hoạt động kinh doanh, tàng trữ, lưu thông ngoại hối dưới mọi hình thức;

- Hạn chế tối đa việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài;

- Các tổ chức kinh tế, xã hội có nguồn thu ngoại tệ buộc phải kết hối 100% số ngoại tệ thu được;

- Áp dụng cơ chế tỷ giá cố định trong điều hành chính sách tiền tệ;

Một nghịch lý thời kỳ này là trong khi quản lý chặt thị trường chính thức, Nhà nước lại khơng kiểm sốt được sự bành trướng của thị trường tiền tệ chợ đen và họat động của thị trường này đã làm rối loạn nền kinh tế, tác động xấu đến sản xuất và lưu thông.

■ Sử dụng chế độ đa tỷ giá cố định

Để sử dụng chính sách nhà nước độc quyền quản lý ngoại hối Chính phủ đã kiểm soát tiền tệ bằng chế độ đa tỷ giá và tỷ giá cố định. Chế độ tỷ giá cố định bao gồm các loại tỷ giá sau:

- Tỷ giá chính thức hay cịn gọi là tỷ giá mậu dịch: tỷ giá cố định và không thay đổi trong một thời gian dài, thường được quy định trong hiệp định thanh tốn được ký kết giữa các chính phủ.

- Tỷ giá phi mậu dịch: Là tỷ giá để thanh toán các giao dịch phi mậu dịch giữa các nước thành viên như chi phí vận tải, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, ngoại giao…Tỷ giá này được tính bằng cách cộng hệ số đắt đỏ của mỗi nước vào tỷ giá mậu dịch.

- Tỷ giá kêt toán nội bộ: Tỷ giá này được thiết lập trên cơ sở tỷ giá mậu dịch, tỷ giá phi mậu dịch và số phần trăm cộng thêm nhằm mục đích bù lỗ cho các đơn vị xuất khẩu trong nước. Tỷ giá kết tốn nội bộ khơng được cơng khai vì nó chỉ áp dụng trong thanh toán nội bộ giữa các tổ chức ngoại thương, các đơn vị thu chi ngoại tệ với NHNNVN.

29

- Tỷ giá giữa VND và các ngoại tệ ngoài hệ thống XHCN: Là tỷ giá do Chính phủ Việt Nam đơn phương cơng bố dựa trên mối quan hệ thương mại và nhu cầu thanh toán của quốc gia trong từng thời kỳ.

Cuối năm 1988 đối với đồng tiền có khả năng chuyển đổi của các nước TBCN, NHNN áp dụng hai loại tỷ giá: tỷ giá dùng trong quan hệ thương mại và tỷ giá áp dụng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHNT

Ngồi các tỷ giá nêu trên Chính phủ cịn áp dụng tỷ giá du lịch và tỷ giá

Một phần của tài liệu Quản lý ngoại hối ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)