Bối cảnh nền kinh tế và tiền tệ Việt Nam từ năm 1989 đến nay

Một phần của tài liệu Quản lý ngoại hối ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 36 - 40)

Quá trình đổi mới nền tiền tệ bắt đầu từ việc chuyển hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp; NHNN giữ chức năng phát hành tiền và quản lý vĩ mô hoạt động ngân hàng; Hệ thống NHTM thực hiện chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Đây là thời kỳ xác lập hệ thống văn bản pháp quy tạo thành hành lang pháp lý cho các hoạt động của nền kinh tế nói chung và cho lĩnh vự ngân hàng nói riêng.

Thời kỳ từ năm 1989-1992

Đây là giai đoạn chuyển biến từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế theo định hướng XHCN. Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng khá hơn nhưng chưa cao. Tốc độ tăng trưởng của cả nước trong năm 1990: 5,1%; năm 1991: 5.8%; năm 1992: 8.7%. Đây là thời kỳ đổi mới vừa kiểm nghiệm nên đất nước cịn gặp nhiều khó khăn.

Tình hình tài chính có nhiều biến động do nền kinh tế còn nhiều mặt thiếu cân đối. Thị trường xuất nhập khẩu bị thu hẹp đáng kể do sự tan rã của Liên Xô và các nước Đông Âu. Nhiều mặt hàng bị ứ đọng do mất thị trường truyền

36

thống. Nguồn viện trợ quốc tế bị giảm sút do chính sách cấm vận của Mỹ. Các doanh nghiệp quốc doanh đang trong tình trạng sắp xếp, củng cố lại nên chưa thực sự ổn định. Trình độ chun mơn cũng như đạo đức của một số cán bộ lãnh đạo yếu kém ảnh hưởng xấu đến nền sản xuất. Nợ quá hạn gia tăng, tỷ lệ lạm phát phi mã, hệ thống vừa chuyển từ một cấp sang hai cấp nên cịn nhiều thiếu sót. Nhiều tổ chức kinh tế hoạt động yếu kém, mất khả năng thanh toán hoặc phá sản kéo theo sự sụp đổ của hầu hết các tổ chức tín dụng, Quỹ tín dụng và làm yếu hệ thống NHTM

Để chấn chỉnh hoạt động ngân hàng, Nhà nước đã ban hành hai pháp lệnh Ngân hàng và Hợp tác xã tín dụng (24/5/1990). Chính sách tiền tệ được thông qua với nhiều đổi mới về tư duy và điều hành như: thiết lập các cơng cụ kiểm sốt khả năng tạo tiền như dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng; chính sách lãi suất thực dương được áp dụng; bước đầu xây dựng thị trường tín dụng Liên ngân hàng, thị trường hối đoái; việc phát hành tiền cho ngân sách được hạn chế và được thay thế bằng việc phát hành tín phiêú kho bạc của Nhà nước….Những thay đổi này đã góp phần rất lớn trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đưa tỷ lệ lạm phát xuống dưới một con số và tạo nền tảng tích cự cho giai đoạn phát triể tiếp theo.

Thời kỳ từ năm 1993-1996

Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế xã hội tương đối ổn định, tiếp tục phát triển và tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng của cả nước trong năm 1993 là 8.1%; 1994 là 8.8%; 1995 là 9.5%; 1996 là 9.3%. Tỷ lệ lạm phát tiếp tục được kiểm sốt và có khuynh hướng giảm.

Trong hoạt động đối ngoại, với nỗ lực trong cải cách kinh tế cộng với đường lối ngoại giao thơng minh, Chính phủ đã nối lại quan hệ với hai định chế tài chính quốc tế WB và IMF; thuyết phục Mỹ bình thường hố quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 11/7/1995. Sự kiện này đã tạo tiền đề cho việc mở rộng quan hệ đối ngoại của VN với các nước trong khối TBCN. Cụ thể VN đã

37

ký hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật với Liên minh Châu Âu (17/7/1995), trở thành thành viên khối ASEAN (28/7/1995). Những kết quả này một lần nữa đã chứng tỏ sự đúng đắn trong công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân ta; Đồng thời đây cũng chính là các nhân tố quan trọng đẩy nhanh tiến độ đổi mới của dân tộc.

Trong lĩnh vực đối nội, điểm nổi bật trong thời kỳ này là sự gia tăng vượt bậc của khu vực kinh tế ngồi quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cơ sở hạ tầng có nhiều chuyển biến tích cực, hệ thống bưu chính viễn thơng được hiện đại hoá một cách nhanh chóng. Thâm hụt ngân sách giảm đáng kể và được bù đắp bằng nguồn vốn phát hành công trái và trái phiếu chính phủ. Hệ thống ngân hàng được chấn chỉnh bằng sự ra đời của 2 bộ luật: Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/10/1998. Hoạt động ngân hàng được tổ chức ngày càng đồng bộ và hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối, dịch vụ…Cơng ghệ ngân hàng được cải tiến, hầu hết các ngân hàng đã đưa tin học vào hoạt động thanh tốn trong và ngồi nứơc. NHNN đã thành công trong việc phát hành và sử dụng hiệu quả ngân phiếu thanh toán, ổn định giá vàng, kiểm soát tỷ giá…

Giai đoạn sau cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ đến nay

Năm 1997 được đánh dấu bằng cuộc đại khủng hoản tài chính Châu Á. Mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp như các nước trong khu vực, song nền kinh tế Việt Nam vẫn bị biến động đáng kể. Trong năm này, tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại, năm 1997 là 8.15%, năm 1998 là 5.76%; năm 1999 là 4.77%; và năm 2000 là 6.75%. Sự sụt giảm trong giai đoạn này trước hết là do tác động của cuộc khủng hoảng; sau nữa đây là thời kỳ thể hiện toàn bộ các thiếu sót trong quản lý kinh tế của các năm trước đó. Tuy mơi trường kinh doanh ít thuận lợi hơn so với giai đoạn trước, nhưng Chính phủ vẫn triệt để thực hiện nhiều cải cách trong việc điều hành chính sách tiền tệ mà sự kiện đáng ghi nhận là sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM năm 2000, Hệ thống

38

ngân hàng cung ứng tương đối đủ vốn cho nền kinh tế, mạng lưới ngân hàng tiếp tục được cải tổ. Các NHTM vừa chấn chỉnh hoạt động kinh doanh, vừa nâng cao công nghệ ngân hàng góp phần phục vụ cơng cuộc đổi mới ngày càng sâu rộng.

Từ năm 2001 đến nay, quá trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ: Năm 2001,Việt Nam ký hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ; năm 2004, tạo sân chơi bình đẳng cho các Ngân hàng của Mỹ; năm 2005, Việt Nam ký hiệp định thương mại song phương với EU, Nhật Bản; năm 2006, là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO); tổ chức thành công hội nghị APEC, hội nghị ASEM…và đã tạo ra đà tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam đạt 8%, và trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới.

Hệ thống văn bản pháp lý sửa đổi phù hợp với điều kiện và cam kết hội nhập: Luật đầu tư (2005); Luật doanh nghiệp (2005); Luật thương mại (2005) Luật chứng khoán (2006); Pháp lệnh ngoại hối (2005)….tạo ra tính minh bạch và sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, từ đó tạo mơi trường có tính cạnh tranh cao.

Thị trường vốn và thị trường hàng hoá, dịch vụ trong nước phát triển mạnh mẽ. Hệ thống ngân hàng phát triển lớn mạnh về quy mô và số lượng. Các ngân hàng đã đưa vào kinh doanh và phát triển mạnh mẽ các cơng cụ phịng ngừa rủi ro như: hoán đổi, kỳ hạn, tương lai,quyền chọn. Dòng vốn chu chuyển qua hệ thống ngân hàng tăng cao. Ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài đầu tư và đặt chi nhánh tại việt Nam. Tính đến hết năm 2007, đã có 35 chi nhánh ngân hàng, 5 ngân hàng liên doanh, 4 công ty cho th tài chính có vốn liên doanh nước ngồi và 2 cơng ty cho th tài chính 100% vốn đầu tư nước ngồi; Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính giai đoạn này phải kể đến sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và xu hướng đầu tư theo đám đông của các nhà đầu tư Việt Nam vào thị trường chứng khoán Việt Nam, tạo nên sự

39

phát triển bong bong cho thị trường, ảnh hưởng đến các yếu tố khác của nền kinh tế như: bất động sản, dụ trữ ngoại tệ và vàng.

Và gần đây là ảnh hưởng của việc giá dầu thế giới liên tục tăng cao cộng với tình trạng khan hiếm lương thực thực phẩm do thiên tai, hạn hán đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, tiền tệ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý ngoại hối ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)