Những yêu cầu chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý ngoại hối ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 77 - 78)

- Thị trường chợ đen vẫn tồn tại ngoài tầm kiểm sốt của chính phủ

3.1.1. Những yêu cầu chủ quan

Đổi mới đã được đặt ra từ Đại hội Đảng VI (1986) và liên tục được khẳng định trong các Đại hội Đảng sau đó. Trước tình hình kinh tế quốc tế có nhiều biến động mới, vấn đề hội nhập kinh tế với những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi những quyết tâm của Đảng và Nhà nước phải có định hướng đúng đắn trong vấn đề này.

Đại hội Đảng X đã một lần nữa thể hiện quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân sẽ tiếp tục quá trình đổi mới và hội nhập để tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Đại hội Đảng X đã xác định rõ:

Một là, tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại, củng cố và hồn thiện khn

khổ quan hệ ổn định, lâu dài với các nước nhất là láng giềng khu vực, các nước lớn và các đối tác quan trọng khác, tạo bước chuyển biến mới trong quan hệ hợp tác theo hướng đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, tạo ra sự tin cậy lẫn nhau.

Hai là, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ

hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương sau khi gia nhập WTO: thực hiện các cam kết với các nước về thương mại, đầu tư, mở cửa thị trường, chuẩn bị tốt các điều kiện để ký các Hiệp định thương mại tự do song phương với các nước, nhất là các nước lớn, ký các Hiệp định hợp tác kinh tế đa phương và khu vực. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước khu vực châu Á - TBD.

Ba là, tăng cường hơn nữa vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo

77

trường đầu tư nhằm thu hút FDI, ODA, thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, mở rộng thị trường với các nước, các tổ chức quốc tế nhằm thực hiện nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

Bốn là, cùng với các hoạt động ngoại giao song phương, tăng cường hơn

nữa hoạt động trên các diễn đàn đa phương ở khu vực và trên thế giới, mở rộng sự hợp tác nhiều mặt với các tổ chức khu vực và quốc tế, chủ động tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong các định chế quốc tế;

Hơn nữa, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2006-2010, Đảng và nhà nước ta cũng xác định một trong những cơng tác để đổi mới tồn diện, phát triển nhanh và bền vững, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nước ta cần chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới thể chế kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư…

Như vậy, về mặt chủ quan, hội nhập quốc tế đã được xác định là một tất yếu và là định hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Do đó, quản lý ngoại hối nhà nước cũng phải đi theo định hướng này, tức là phải có những thay đổi nhằm đưa Việt Nam chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và phải đi theo định hướng thị trường, xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Quản lý ngoại hối ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)