Cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước đã dần dần thay đổi cơ chế cố định, đa tỷ giá. Việc tỷ giá được đánh giá khách quan hơn đã phần nào phản ánh đúng giá trị thực của đồng tiền, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, làm thay đổi cơ bản tâm lý của thị trường. Lòng tin của cơng chúng vào chính sách kinh tế nói chung và chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối nói riêng tuy có bị dao động trong thời gian gần đây, nhưng đại đa số dân chúng vẫn rất tin tưởng vào cơ chế quản lý, cũng như sự can thiệp kịp thời của nhà nước trong lĩnh vực quản lý ngoại hối. Tác động này được thể hiện rõ nét ở mức gia tăng tổng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội bộ trong nền kinh tế từ 14,7%-22,3% so với mức tăng trưởng GDP 8,2% giai đoạn 1990-1995, lên 32,1%-38.8 % so với mức tăng trưởng GDP 7,62% giai đoạn 2001-2007…. Nguồn ngoại tệ tập trung vào ngân hàng ngày càng tăng. Theo báo cáo của NHNN Việt Nam, chi nhánh Tp.HCM, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ trên
69
toàn địa bàn thành phố năm 2002 đạt 33.161 tỷ đồng, năm 2003 là 38.376 tỷ, và con số này tăng lên đạt 465.000 tỷ đồng, tăng 14 lần so với năm 2002.
- Các công cụ quản lý ngoại hối được sử dụng tương đối hiệu quả
Bên cạnh thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá, NHNN đã có nhiều nỗ lực trong việc sử dụng các công cụ quản lý ngoại hối như: quy định tỷ lệ kết hối của doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thay đổi mức ngoại tệ được phép chuyển ra nước ngoài, sửa đổi quy chế mở L/C trả chậm, quy định về vay trả nợ nước ngoài, quản lý trạng thái ngoại hối của các Ngân hàng thương mại v.v.. Trong một số điều kiện nhất định, các công cụ trên đã có ảnh hưởng tốt đến chu chuyển tiền tệ, chu chuyển vốn trong nền kinh tế, giúp Việt Nam vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Nam Á và đạt mức tăng trưởng khá tốt trong những năm vừa qua.