Từ năm 1989, thương mại được tự do hoá. Hoạt động ngoại hối được phát triển vượt bậc, Nhà nước cho phép các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế đủ điều kiện để xuất nhập khẩu trực tiếp. Hệ thống ngân hàng được cải tổ thành hai cấp đã phản ánh đúng chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển.
Bên cạnh đó Chính phủ cũng có nhiều nỗ lực trong việc thay đổi căn bản quản lý ngoại hối. Sự ra đời của thông tư số 33/KH-TT hướng dẫn thi hành Nghị định 161/HĐBT vào tháng 3/1989 và Quyết định 337 của Chính Phủ vào năm 1991 đã đánh dấu thời điểm chuyển đổi cơ chế quản lý ngoại hối ở Việt Nam. Nội dung chính của các văn bản này là xoá bỏ chế độ độc quyền quản lý và kinh doanh ngoại hối. Kể từ đó chính sách quản lý ngoại hối luôn đổi mới theo hướng:
a.Tự do hố các giao dịch vãng lai:
Chính sách kiều hối
Từ năm 1988, theo Quyết định số 161/HĐBT ngày 18/10/1988 người nhập cảnh được mang ngoại tệ vào không hạn chế sau khi khai báo hải quan. Sau khi Việt Nam bình thường hố quan hệ với Mỹ năm 1995, NHNN ban hành quyết định 48/QĐ-NHNN7 ngày 23/2/1995 khuyến khích kiều hối chuyển về nước. Theo quy định này, kiều hối chuyển về không hạn chế về khối lượng, số lần gửi và loại ngoại tệ. Người thụ hưởng chính thức được nhận ngoại tệ thơng
40
qua tài khoản ngoại tệ cá nhân hoặc tài khoản tiết kiệm bằng ngoại tệ, hoặc có thể chuyển đổi ra VND theo tỷ giá của ngân hàng, nhưng phải chịu thuế thu nhập không thường xuyên. Các đại lý kiều hối được chi trả kiều hối khi ký hợp đồng với ngân hàng. Việc không cho phép nhận kiều hối bằng ngoại tệ tiền mặt hạn chế việc phát triển thị trường tự do và mức độ đơ la hố trong thời kỳ này. Tuy nhiên, trên thực tế người thụ hưởng đã rút tiền gửi trước thời hạn từ các tài khoản tiền gửi ngoại tệ. Tỷ giá chuyển đổi thấp hơn tỷ giá thị trường tự do. Các NHTM chưa cải tiến dịch vụ ngân hàng và phí cịn cao và phải chịu thuế thu nhập nên lượng kiều hối chuyển về tuy cao hơn giai đoạn trước nhưng còn thấp so với tiềm năng. Hoạt động chuyển tiền lậu vẫn cịn xảy ra với quy mơ lớn
Năm 1999, để phù hợp với Nghị định 63 về quản lý ngoại hối và khắc phục các yếu điểm của chính sách kiều hối nêu trên, Quyết định 170/1999/QĐ- TTg ngày 18/9/1999 của chính phủ và Thơng tư số 02/2000/TT-NHNN7 ngày 24/02/2000 Hướng dẫn thị hành Quyết định 170 trên của NHNN được ban hành. Đặc biệt, từ tháng 8/2003, NHNN đã cho phép các NHTMCP được thành lập các công ty kiều hối trực thuộc, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có; điều kiện thành lập các văn phịng đại diện ở nước ngoài để xúc tiến các kênh kiều hối cũng thuận lợi hơn.
Cuối tháng 9/2005, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngồi trong các cơng ty cổ phần (trong đó có Việt Kiều) lên 49%, thay mức 30% như trước. Điều này được các nhà Việt kiều đánh giá cao sau nhiều năm kiến nghị.
Ngoài ra, theo Nghị định 81/2001/NĐ-CP ngày 5/11/2001 về việc cho phép Việt Kiều trở về nước mua nhà, đất cũng đã được triển khai, tạo thêm kênh vốn chính thống với khối lượng lớn.
Chính sách kết hối
Năm 1994, nhằm hướng đến trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, Chính phủ đã ban hành quyết định 396-TTg ngày 4/8/1994 ―Về việc
41
bổ xung, sửa đổi một số điểm về quản lý ngoại hối trong tình hình mới‖. Tiếp theo, NHNN ban hành Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg ngày 14/2/1998 về một số biện quản lý ngoại tệ và Công văn số 157/1998/CV-NHNN7 ngày 23/2/1998 về việc thực hiện điều 5 Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg. Nội dung chính của các văn bản này là các tổ chức kinh tế (không bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nằm ngồi danh mục: sản xuất thay thế hàng nhập khẩu thiết yếu, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơng trình quan trọng và doanh nghiệp trong khu ché xuất) được giữ lại một phần ngoại tệ có trên tài khoản để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch thu chi ngoại tệ được lập theo hàng quý, số còn lại phải bán cho hệ thống ngân hàng. Riêng số ngoại tệ từ vốn pháp định (của doanh nghiệp FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay và tài trợ của nước ngồi chưa sử dụng khơng phải bán. Đối với các tổ chức phi kinh tế chỉ được giữ lại ngoại tệ đủ để duy trì tài khoản ngoại tệ, số còn lại phải bán cho ngân hàng. Các chính sách kết hối này đã góp phần tập trung ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, giảm tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, song vẫn còn mang nặng tính chất kế hoạch hố tập trung , hạn chế sự linh hoạt của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quyết định số 37 của Chính phủ chỉ cho phép mỗi tổ chức mở một tài khoản ngoại tệ tại một ngân hàng, vì vậy doanh nghiệp khơng có sự so sánh chất lượng dịch vụ giữa các ngân hàng, không tạo ra cơ chế cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng.
Giai đoạn từ năm 1998 đến nay: Ngày 12/9/1998 Chính phủ đã ban hành Quyết định 173/1998/QĐ-TTg và NHNN ban hành Thông tư số 08/1998/TT- NHNN7 Hướng dẫn thi hành quyết định trên quy định chế độ kết hối đố với người cư trú là tổ chức kinh tế trừ các doanh nghiệp FDI khơng được Chính phủ cân đối ngoại tệ phải bán 80% nguồn thu vãng lai cho Ngân hàng, các tổ chức phi kinh tế phải bán 100% ngoại tệ từ nguồn thu vãng lai cho Ngân hàng trong vịng 15 ngày. Các nguồn thu ngoại tệ khơng phải nguồn thu vãng lai thì khơng phải bán. Đến cuối năm 1998, để tránh tình trạng các doanh nghiệp tìm cách lách biến nguồn thu vãng lai thành nguồn thu khác để tránh chế độ kết hối, Thủ
42
tướng chính phủ ra Quyết định 232/1998/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 173 giảm thời gian kết hối từ 15 ngày xuống 3 ngày. Chính sách này đã làm giảm đáng kể việc găm giữ ngoại tệ của các tổ chức trên tài khoản, làm giảm sức ép lên tỷ giá và cung cầu ngoại tệ trên thị trường đã bớt căng thẳng vào đầu năm 1999.
Để thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế, với xu hướng tự do cán cân vãng lai, chính sách kết hối- một cơng cụ hành chính bắt buộc chỉ nên áp dụng tạm thời đã có nhiều thay đổi kể từ năm 1999. Cụ thể tỷ lệ kết hối giảm dần từ mức 80% đối với các tổ chức kinh tế xuống còn 50% năm 1999 theo Quyết định số 314/1999/QĐ-NHNN7 của Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 9/9/1999 , 40% năm 2001 trong Quyết định số 61/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/4/2001, 30% năm 2002 theo Quyết định số 61/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 15/5/2002 và 0% năm 2003 trong Quyết định số 46/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 2/4/2003. Sự thay đổi trong chính sách kết hối năm 2001 thể hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Quy định này áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp FDI khi các doanh nghiệp này được quyền mua bán ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng khi có nhu cầu mà trước đây họ phải tự cân đối ngoại tệ. Chính sách kết hối 0% năm 2003 đánh dấu bước đi tiến tới hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam thông qua việc tự do hoá cán cân vãng lai của Việt Nam theo tiêu chuẩn của IMF.
Ngoài ra, các giao dịch chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài trong các giao dịch vãng lai đã được nới lỏng. Cụ thể, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 131/2005/NĐ-CP ban hành ngày 18/04/2005 sửa đổi, bổ xung Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 về quản lý ngoại hối, trong đó đơn giản hoá các thủ tục chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngồi, theo đó người khơng cư trú và cư trú được mua, bán, chuyển ngoại tệ ra nước ngồi cho các nhu cầu thanh tốn vãng lai hợp pháp khơng phải xuất trình các các chứng từ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối Nhà nước Việt Nam như trước đây; NHNN cũng đã sửa đổi, bổ xung quy đinh về
43
mang ngoại tệ tiền mặt khi xuất cảnh (Quyết định số 921/2005/QĐ-NHNN ngày 26/5/2005). Quyết định mới này nâng mức ngoại tệ phải khai báo Hải quan lên 7.000 USD (trước 3.000 USD), tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân có nhu cầu mua, chuyển, mang ngoại tệ cho các mục đích được phép như du lịch, học tập, khám chữa bệnh…giảm bớt các thủ tục cấp phép của NHNN.