phát huy tác dụng
Có lẽ chưa lúc nào, hoạt động ngoại hối được Chính phủ quan tâm như giai đoạn hiện nay. Quản lý ngoại hối đã dần dần được chuyển hóa bằng hệ thống văn bản pháp quy tương đối phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Nhằm mục đích chấn chỉnh, quản lý, và kiểm soát nguồn ngoại hối quốc gia để ổn định tỷ giá, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và hội nhập quốc tế, từ năm 1998 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng như: Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối, Nghị định 17/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn ODA; Nghị định 09/2001/NĐ-CP về hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài; Quyết định 1437/2001/QĐ-CP về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngồi của người cư trú là cơng dân Việt Nam . Và gần đây nhất là Pháp lệnh ngoại hối được Uỷ ban thường vụ quốc hôi thông qua ngày 13/12/2005 và Quyết định 160/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối được chính phủ ban hành ngày 18/12/2006 v.v.. Mặc dù cịn nhiều vấn đề cần hồn chỉnh, song các văn bản này đã tạo được hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động kinh doanh và quản lý ngoại hối ở Việt Nam.
2.3.2. Những tồn tại trong quản lý ngoại hối
Vừa chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, công cuộc đổi mới của Chính phủ cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Quản lý ngoại hối cũng không được loại trừ. Bên cạnh những thành quả đạt được, trong những năm vừa qua, hoạt động quản lý ngoại hối vẫn còn một số tồn tại nhất định.
- Tỷ giá chưa thực sự phản ánh tình hình cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế
Thành cơng của chính sách tỷ giá trong thời gian qua là xóa bỏ sự áp đặt chủ quan, duy ý chí trong việc áp đặt tỷ giá, sự bao cấp thông qua tỷ giá của Nhà nước. Khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường ―chợ đen‖ dần dần
73
được được thu hẹp. Từ tháng 2/1999, tỷ giá đã được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhưng trong thực tế, NHNN vẫn chưa thực hiện triệt để nguyên tắc này. Cơ chế điều hành tỷ giá còn quy định biên độ mua bán làm cho việc yết giá của các NHTM bị cứng nhắc, chưa phản ánh đúng nhu cầu ngoại tệ trên thị trường.
- Sự kết hợp chính sách quản lý ngoại hối và chính sách khác chưa thực sự hài hồ
Mặc dù Chính phủ đã quan tâm đến tính đồng bộ trong việc ban hành các chính sách quản lý vĩ mơ; tuy nhiên, trong một số thời kỳ nhất định, các chính sách này còn thể hiện nhiều điều bất cập. Lấy chính sách lãi suất làm ví dụ, trong thời kỳ 1994 – 1996, tỷ giá (VND/USD) ổn định nhưng mức chênh lệch lãi suất giữa VND và USD lớn, hậu quả tất yếu của nó là hầu hết các NHTM chuyển nguồn vốn ngoại tế sang nội tệ để kinh doanh. Tình trạng ngoại hối của nhiều ngân hàng trong thời kỳ này ở trạng thái đoản (short position). Sang giữa năm 1997, các NHTM đồng loạt thu vét ngoại tệ trên thị trường để cân bằng ngoại hối. Thực trạng này đã đẩy sự mất cân đối tiền tệ trong nền kinh tế ngày càng trầm trọng hơn. Ngược lại, trong giai đoạn cuối 1999-2000, tỷ giá (VND/USD) luôn có xu hướng tăng đều nhưng các NHTM lại duy trì mức chênh lệch lãi suất giữa USD và VND nhỏ. Điều này làm gia tăng hiện tượng đơ-la hóa nền kinh tế và lãng phí nguồn ngoại tệ.