- Tỷ giá thả nổi có kiểm sốt (từ 2/1999 đến nay)
2.2.3.3. Đối với hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoà
Ngay từ giai đoạn đầu của thời kỳ mở cửa, mặc dù bị chi phối bởi chính sách cấm vận của Mỹ, các nhà đầu tư nước ngồi đã thăm dị và chuyển vốn về Việt Nam. Hơn nữa, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài như: Luật đầu tư nước ngoài năm 1987; quy chế hoạt động của khu chế xuất (1991)…Song do mức độ mở cửa còn hạn hẹp nên lượng vốn FDI trong giai đoạn đầu là không đáng kể, tổng số vốn đăng ký chỉ đạt gần 1,6 tỷ USD còn vốn thực hiện khơng đáng kể vì các doanh nghiệp FDI phải hồn thành thủ tục cần thiết ngay cả khi đã được cấp giấy phép đầu tư. Song do có những nỗ lực tích cực trong việc cải thiện mơi trương đầu tư: củng cố và hồn thiện mơi trường pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngồi, mà điển hình là sự ra đời của Luật Đầu tư 2005 do Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với các nguồn vốn vay ngoại tệ, chuyển ngoại tệ về nước, giảm thuế thu nhập cá nhân, ban hành quy định mới để chuyển doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thành
65
cơng ty cổ phần, đối xử bình đẳng giữa các nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài....nên hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Trong giai đoạn 1988-2007 quy mô vốn đầu tư liên tục tăng. Cùng với
việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết năm 2007 có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới. Thời kỳ 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh nghiệp ĐTNN cịn ít. Từ số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD trong 5 năm 1991-1995 thì ở giai đoạn 1996-2000 đã tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước (4,17 tỷ USD). Giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD (vượt 18% so dự kiến là 6 tỷ USD) tăng 69% so với 5 năm trước. Trong đó, lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002 và từ năm 2004 đến 2007 vốn tăng thêm mỗi năm đạt trên 2 tỷ USD, mỗi năm trung bình tăng 35%.
Biểu đồ 2.6: FDI vào Việt Nam từ năm 1989 - 2005
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm Tri ệu U S D 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 S ố dự á n
Vốn đăng ký Vốn giải ngân Số dự án cấp phép mới
66
Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991-1995 ; 65,7% trong giai đoạn 1996-2000, khoảng 77,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm.
Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới biến động tăng mạnh. Nếu như cả giai đoạn 1991-1995 vốn thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới ( bao gồm phần vốn góp của Bên Việt Nam trên 1 tỷ USD - chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và vốn nước ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD) thì trong thời kỳ 1996-2000, mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực, vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam là 1,4 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD) và tăng 90% so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo ban đầu (11 tỷ USD) nêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP, trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12,6 tỷ USD. Riêng hai năm 2006 và 2007, tổng vốn đăng ký đạt 32.3 tỷ USD, tổng vốn thực hiện đạt 8,7 tỷ USD (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt gần 1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 7,7 tỷ USD), tuy chỉ bằng 27% tổng vốn đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện năm 2007 tăng 12% so với năm 2006, và sẽ là tiền đề cho việc giải ngân của 2 năm tới 2008 và 2009 tăng cao vì trong các dự án cấp mới trong 2 năm 2006 và 2007 có nhiều dự án quy mơ vốn đăng ký lớn.
Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á (59%) nên trong số vốn tăng thêm, vốn mở rộng của các nhà đầu tư châu Á cũng chiếm tỷ trọng cao nhất 66,8% trong giai đoạn 1991-1995, đạt 67% trong giai đoạn 1996-2000, đạt 70,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 72,1% và 80%.
67
Qua khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản -JETRO tại Việt Nam có trên 70% doanh nghiệp ĐTNN được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở