Sử dụng cơ chế tỷ giá ngày càng linh hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý ngoại hối ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 49 - 51)

b. Quá trình tự do hóa từng phần các giao dịch vốn:

2.2.2.2.Sử dụng cơ chế tỷ giá ngày càng linh hoạt

Từ tháng 3/1989, Nhà nước đã từng bước xoá bỏ chế độ đa tỷ giá cố định, thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước, mà giai đoạn đầu của nó là cơ chế tỷ giá theo tỷ giá chính thức của NHNN. Hệ thống tiền tệ quốc gia đã trải qua các chế độ tỷ gía sau:

- Tỷ giá cố định có điều chỉnh( 1989-1992)

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, NHNN uỷ quyền cho ngân hàng Ngoại thương Việt Nam độc quyền công bố tỷ giá chính thức. Sau đó, NHTW trực tiếp ấn định tỷ giá giữa VND và USD. Trong thời kỳ này tỷ giá vẫn mang tính chủ quan và cảm tính, khơng phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ.

49

Mặc dù, tỷ giá hối đoái được điều chỉnh liên tục theo sự biến động của thị trường tự do, nhưng khoảng chênh lệch giữa thị trường tự do và thị trường chính thức rất lớn, gây khó khăn trong quản lý ngoại tệ. Mức biến động tỷ giá không phù hợp với tốc độ mất giá của VND (năm 1989).

Để đối phó với tình hình này, NHNN đã ban hành Thông tư số 222 NH/TT hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 330/CT do Chủ tịch hội đồng bộ trưởng ban hành ngày 13/9/1990. Theo đó, tỷ giá kinh doanh của NHTM được thiết lập trên cơ sở tỷ giá chính thức do NHNN ban hành và chênh lệch tỷ giá mua bán không được vượt quá 0.5%.

Tháng 4/1991, Chính phủ đã thành lập quỹ điều hoà ngoại tệ giao cho Thống đốc NHNN Việt Nam quản lý và điều hành nhằm ổn định giá trị đồng Việt Nam, ngoài ra để củng cố hoạt động kinh doanh ngoại tệ, NHNN cũng đã thành lập hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội (tháng 11/1991) và Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 8/1991). Thành viên của hai trung tâm giao dịch này là các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ, các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp và NHNN Việt Nam. NHNN đóng vai trị kiểm soát, điều tiết thị trường thơng qua Quỹ điều hồ ngoại tệ. Sự ra đời của hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ đánh dấu một chuyển biến lớn trong hoạt động ngoại hối của Việt Nam. Thông qua các trung tâm, NHNN bước đầu tiếp cận với chính sách tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Chính phủ. Trong thời kỳ mới khai trương, đồng Việt Nam liên tục bị giảm giá do đồng Việt Nam bị đánh giá quá cao trong một thời gian dài và sự mất cân đối trầm trọng giữa cung và cầu ngoại tệ.

Trước tình hình này, NHNN đã quyết định bán ngoại tệ để cân bằng cung cầu thị trường, đồng thời điều chỉnh tỷ giá chính thức, từ mức 7000 VND/USD tháng 1/1991 lên 12065 VND/USD tháng 10/1991.

Mặc dù đã có những đóng góp nhất định trong việc ổn định tiền tệ, nhưng hoạt động của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ vẫn còn nhiều hạn chế. Trước hết, do phạm vi hoạt động của hai trung tâm hẹp nên chưa bao quát toàn bộ hoạt

50

động ngoại hối; Thứ hai, hoạt động của các trung tâm tách rời nhau dẫn đến chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường gây ra khó khăn cho việc quản lý tỷ giá và tạo cơ hội cho các nhà đầu cơ kinh doanh kiếm lời; Thứ ba, vai trị kiểm sốt và quản lý của NHNN tại hai trung tâm này thấp, quỹ bình ổn tỷ giá hối đối cịn mỏng. Những yếu tố này làm giảm hiệu quả điều tiết của chính phủ.

Một phần của tài liệu Quản lý ngoại hối ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 49 - 51)