Ảnh hƣởng của chính sách độc quyền quản lý và kinhdoanh ngoại hố

Một phần của tài liệu Quản lý ngoại hối ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 30 - 34)

bằng cách cộng thêm một tỷ lệ phầm trăm vào tỷ giá chính thức giữa đơng Việt Nam và ngoại tệ của các nước trong khối TBCN

Tóm lại, đặc điểm cơ bản của chế độ tỷ giá trong giai đoạn này là đa tỷ giá và tỷ gía được duy trì cố định trong thời gian dài. Tỷ gía được xác định hồn toàn theo kế hoạch phát triển của Chính phủ mà không xuất phát từ quan hệ cung cầu của nền kinh tế. Vì vậy nó khơng phản ánh trung thực đầy đủ sức mua giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ như rúp Liên Xô và USD… Tỷ giá không được dùng như một công cụ điều tiết vĩ mô. Đồng tiền Việt Nam được định giá cao hơn giá trị thực của chúng. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải kết hối tồn bộ số ngoại tệ có được, khi có nhu cầu và được phép của cấp có thẩm quyền, các tổ chức này sẽ được các ngân hàng cung ứng ngoại tệ. Điều này tạo tâm lý ỷ lại, thụ động trong các đơn vị xuất khẩu, làm kìm hãm phát triển ngoại thương.

2.1.3. Ảnh hƣởng của chính sách độc quyền quản lý và kinh doanh ngoại hối hối

- Đối với hoạt động của các NHTM

Hoạt động ngân hàng trong thời kỳ này được chuyên mơn hóa theo bốn lĩnh vực kinh doanh chính trong nền kinh tế là đối ngoại, công nghiệp, đầu tư, nơng nghiệp. Trong lĩnh vực đối ngoại, chính sách độc quyền quản lý ngoại hối được thể hiện rõ nét qua việc Nhà nước giao cho NHNT độc quyền thực hiện

30

nghiệp vụ thanh tốn ngoại hối với nước ngồi và cung ứng tín dụng ngoại tệ cho các doanh nghiệp trong nước. Việc làm này vừa triệt tiêu tính cạnh tranh trong hoạt động kinh tế, làm giảm hiệu quả hoat động của hệ thống ngân hàng, vừa nảy sinh tệ quan liêu, cửa quyền của một số nhân viên NHNT. Điều này làm cho ngân hàng trở thành một số tổ chức xa lạ với đại đa số dân cư, làm sai lệch mục tiêu phát triển ―vì dân, do dân‖ của Chính phủ Việt Nam.

Trong những năm này, các hoạt động liên quan đến ngoại hối của ngân hàng vừa ít về số lượng (Tổng khối lượng giao dịch- mua và bán- không đáng kể, thường dưới 100 triệu USD) vừa đơn giản về hình thức giao dịch (chủ yếu là giao dịch trực tiếp qua quầy). Ngun nhân chủ yếu của nó là chính sách khép cửa nền kinh tế Nhà nước. Thật vậy, khách hàng chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn này là các thành viên trong khối SEV. Giao dịch thương mại giữa Việt Nam với các nước trong khối được thực hiện trên cơ sở Hiệp định thương mại được ký giữa các Chính phủ. Giá trị hàng hóa, dịch vụ trao đổi trong Khối được thanh toán bằng RCN. RCN là đồng tiền ghi sổ được dùng để thanh toán trong các giao dịch trao đổi hàng hóa hai chiều giữa các nước thành viên. Do vậy tỷ giá giữa VND và RCN khơng có ý nghĩa thực tiễn và khơng được niêm yết.

Trong khi đó, vì lý do chính trị, các nước thành viên đã ấn định tỷ giá cao giữa RCN với các đồng tiền tự do chuyển đổi khác. Tỷ giá giữa VND với các ngoại tệ của các nước ngồi khối SEV cũng rơi vào tình trạng tương tự. Với suy nghĩ, đồng tiền có giá trị cao thể hiện nền kinh tế vững mạnh và giữ tỷ giá cố định là ổn định sức mua đồng tiền, nên VND đã được ấn định đơn phương một cách quá cao so với các ngoại tệ tự do chuyển đổi và được duy trì trong một thời gian dài. Tỷ giá không phản ánh đúng giá trị thực tiễn của đồng tiền đã làm nảy sinh thị trường thị trường tiền tệ ―chợ đen‖ và và tỷ giá của thị trường này có mức chênh lệch lớn đối với tỷ giá chính thức do NHTW cơng bố.

31

Bảng 2.1: Tỷ giá chính thức và tỷ giá của thị trƣờng tự do từ 1985-1989

Đơn vị tính: VND/USD

Năm Tỷ giá chính thức Tỷ giá thị trường tự do Chênh lệch (lần)

1985 15 115 7,66

1986 80 425 5,31

1987 368 1.270 3,43

1988 3.000 5.000 1,66

1989 3.900 4.100 1,05

*Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều này gây ảnh hưởng xấu đến nền tiền tệ, đẩy tỷ lệ lạm phát phi mã ở mức 3 con số vào các năm 1986 (774%), 1987 (533%), 1988 (393,8%), kéo theo sự leo thang của giá cả, là đời sống nhân dân khó khăn. Hoạt động thị trường ngoại tệ ―chợ đen‖ nằm ngồi khả năng kiểm sốt của Nhà nước và bị tư thương thao túng làm cho nền kinh tế đã khó khăn lại càng rối rắm.

- Đối với hoạt động ngoại thương

Để thực hiện triệt để chính sách độc quyền ngoại thương, Nhà nước chỉ cho phép một số ít doanh nghiệp quốc doanh được phép trực tiếp xuất nhập khẩu. Muốn tham gia mua bán hàng hóa quốc tế, các doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vốn (trên 200 ngàn USD), có giấy phép kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy phép vận chuyển. ngồi ra, Nhà nước cũng kiểm sốt chặt chẽ các danh mục cũng như giá trị hàng hóa mua bán quốc tế. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nhóm hàng tư liệu sản xuất như nguyên vật liệu, sắt thép, xăng dầu, phân bón …. Và mặt hàng xuất khẩu chính trong giai đoạn này là dầu

32

thô. Kim ngạch xuất khẩu gia tăng không đáng kể. Cán cân thương mại ngày càng bội chi với mức bội chi ngày càng tăng.

Biểu đồ 2.1 Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu giai đoạn 1975-1989

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 1975 1976 1977 1978 1979 1980 1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989 Năm T iệ u U S D

Giá trị xuất khẩu giá trị nhập khẩu

*Nguồn: Niêm giám thống kê

Nguyên nhân của thực trạng trên trước hết là do sự bất hợp lý của tỷ giá. Việc đồng Việt Nam bị đánh giá cao đã khuyến khích nhập khẩu, đồng thời kìm hãm xuất khẩu. Giá trị hàng xuất khẩu không bù đắp được nhu cầu nhập khẩu đã dẫn đến tình trạng cán cân thương mại thường xuyên bị thâm hụt, dự trữ ngoại tệ bị giảm sút trầm trọng. Phản ứng tất yếu của Nhà nước trước thực trạng này là tăng cường kiểm soát ngoại hối, bảo hộ mậu dịch, hạn chế nhập khẩu, xiết chặt ngoại thương, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng nhập khẩu và bảo hộ nền sản xuất nội địa. Tuy nhiên, mặt trái của các giải pháp này là xuất hiện tình trạng khan hiếm vật tư, nguyên liệu cần thiết v.v.. gây khó khăn cho nền sản xuất trong nước.

Đối với xuất khẩu, mặc dù được Nhà nước bù lỗ thông qua tỷ giá kết toán nội bộ, song các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu khơng bù đắp được chi phí, làm hạn chế lượng hàng xuất trong kỳ. Ngồi ra, do khơng trực tiếp giao dịch với thị trường quốc tế, các tổ chức ngoại thương vừa thiếu thông tin thị trường vừa

33

không nhạy bén trong kinh doanh. Hậu quả là các đơn vị xuất nhập khẩu hoạt động cầm chừng theo kế hoạch và trông chờ vào sự bù lỗ của Nhà nước. Tất cả các yếu tố trên làm cho nền kinh tế trong nước đã trì trệ lại càng đình đốn, chỉ số giá tăng liên tục làm cho đời sống nhân dân ngày càng tồi tệ.

- Đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) một dấu ấn quan trọng trong giai đoạn này là việc Chính phủ ban hành Luật đầu tư nước ngoài ngày 1/2/1987. Ngay từ những năm đầu này, nhiều nhà đầu tư quốc tế đã bất chấp sự cấm vận của Mỹ chuyển vốn vào Việt Nam kinh doanh. Đến cuối năm 1987 tổng số vốn đầu tư được cấp phép là 1.4 tỷ USD. Các lĩnh vực đầu tư dầu khí chiếm 63.4%; dịch vụ chiếm 17.2%, nơng lâm ngư nghiệp chiếm 19.4%. Nhưng nhìn chung, nguồn vốn FDI trong thời kỳ này vẫn còn qúa khiêm tốn. Nguyên nhân của vấn đề, trước hết là do tư duy và công cụ quản lý quan liêu, cửa quyền, cộng với thái độ e dè của các cấp có thẩm quyền đối với các nhà đầu tư thuộc

Một phần của tài liệu Quản lý ngoại hối ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)