Nhận xét chính sách nhà nƣớc độc quyền quản lý kinhdoanh ngoại hố

Một phần của tài liệu Quản lý ngoại hối ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 34 - 36)

nhiều rào chắn, làm nản chí nhiều nhà đầu tư; hơn nữa, một số nhà đầu tư lo ngại về chính sách mở cửa nền kinh tế của Việt Nam nên đã xin rút giấy phép hoạt động.

2.1.4. Nhận xét chính sách nhà nƣớc độc quyền quản lý kinh doanh ngoại hối hối

Bên cạnh những kết quả đạt được, cơ chế kế hoạch hố nói chung và chính sách độc quyền và kinh doanh ngoại hối nói riêng đã bộc lộ nhiều hạn chế. Sự tác động của chính sách ngoại hối đến nền kinh tế thể hiện rõ nét qua:

Thứ nhất, chính sách độc quyền và kiểm soát và kinh doanh ngoại hối đã

buộc các doanh nghiệp kết hối toàn bộ số ngoại tệ thu được. Khi có nhu cầu chính đáng, các đơn vị này sẽ được các ngân hàng cung ứng ngoại tệ. Cùng với cơ chế kế hoạch hố cao độ, chính sách này tạo ra thực trạng khiến các doanh nghiệp cố gắng hoàn thành chỉ tiêu kế hoặch được giao, không quan tâm đến

34

chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh, quản trị tài chính, kiểm sốt rủi ro tỷ giá. Kết quả nền kinh tế ngày càng trì trệ, lạc hậu.

Thứ hai , hậu quả của việc xác định tỷ giá duy ý chí, chủ quan là đồng Việt Nam và RCN bị đánh giá cao so với các đồng tiền mạnh làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, mặt khác làm gia tăng các khoản nợ nước ngoài khi chuyển đổi từ RCN sang USD (RCN bị đánh giá quá cao so với USD) gây bất lợi cho cán cân vãng lai và tạo gánh nặng nợ nước ngoài.

Thứ ba, Việc duy trì tỷ giá cố định trong thời gian dài làm ổn định giá

hàng trong nước, nhưng mặt trái của vấn đề là Chính phủ phải bao cấp vào giá cho nhóm hàng tư liệu sản xuất. Điều này có nghĩa, giá nguyên vật liệu nhập khẩu không phản ánh đúng giá trị của chúng, giá thành hàng xuất khẩu khơng phản ánh đúng chi phí bỏ ra. Việc làm này đã tách thị trường nội địa, bao gồm các yếu tố ―đầu vào‖, ―đầu ra‖ ra khỏi sự biến động của thị trường quốc tế. Thị trường trong nước hoàn toàn bị cơ lập. Để cân đối thị trường, Chính phủ phải tăng khoản bao cấp của ngân sách, dẫn đến tình trạng ngân sách luôn bị thâm hụt và mức thâm hụt năm sau nặng nề hơn năm trước. Để bù đắp khoản thiếu hụt này, Chính phủ phải tìm đến nguồn vốn phát hành. Nguồn vốn phát hành cho mục đích bù đắp chi tiêu của ngân sách đã tạo ra áp lực lớn lên lạm phát, và khiến cho nền tài chính, tiền tệ quốc gia càng ngày nguy hiểm.

Thứ tư, vì khơng thừ nhận nền tiền tệ chợ đen và nền kinh tế ngầm nên

nhà nước không thiết lập các biện pháp kinh tế phù hợp để quản lý chặt chẽ thị trường này. Trong thực tế, sự biến động phức tạp của thị trường chợ đen cộng với những sai lầm trong chính sách cải cách lương giá tiền (năm 1985) làm cho chỉ số lạm phát gia tăng, nền kinh tế bất ổn.

Thứ năm, tư tưởng độc quyền kinh doanh ngoại hối đã tác động xấu đến

hiệu quả hoạt động ngân hàng. Trong giai đoạn này, NHNT độc quyền thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại làm triệt tiêu tính cạnh trạnh của ngân hàng. Mặt khác, khách hàng của hệ thống ngân hàng là các cơ quan nhà nước, các đơn vị

35

quốc doanh. Điều này tạo ra một tư tưởng, thậm chí một thực trạng cho ngân hàng trong thời kỳ này là ― Ngân hàng của Nhà nước‖. Chức năng trung gian tài chính, tín dụng của ngân hang bị lãng quên. Tất cả các yếu tố này đã biến ngân hàng trở thành một cơ quan quản lý hành chính về mặt tiền tệ của Nhà nước hơn là một đơn vị kinh doanh tiền tệ trong nền kinh tế.

Tóm lại, chính sách độc quyền trong ngoại thương và cơ chế tỷ gía cố định đã bộc lộ nhiều nhược điểm trong quá trình vận hành. Có thể nói, trong giai đoạn này, hoạt động quản lý ngoại hối đã kiềm chế sự tăng trưởng của nền kinh tế đối nội và đối ngoại, tác động xấu đến mọi lĩnh vực trong đời sống và làm ách tắc q trình lưu thơng tiền tệ.

Một phần của tài liệu Quản lý ngoại hối ở việt nam trong bối cảnh hội nhập (Trang 34 - 36)