Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCS huyện thanh ba tỉnh phú thọ theo định hướng giáo dục kỹ năng sống (Trang 26 - 31)

1.3.1. Quản lý và các chức năng của quản lý

1.3.1.1. Khái niệm quản lý.

Trong bất kì một ngành nghề, một lĩnh vực nào đều cần có sự quản lý. Quản lý đã và đang trở thành một lĩnh vực khoa học có tác động rất lớn và có tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đến nay khoa học quản lý ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội. Vì xét cho cùng của tất cả các hoạt động đều phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa. Hoạt động quản lý có từ rất lâu, từ thời F.W.Taylor và Henri Fayol, các ông thường được xem như là cha đẻ của thuyết quản lý khoa học. Các ông đã khẳng định hoạt động quản lý ở bất kì tổ chức nào cũng đều có các hoạt động cơ bản liên quan đến các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra trên cơ sở thu thập và xử lí thơng tin [11, 5].

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý:

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu đã dự kiến [27,1].

Trong cuốn “giáo trình quản lý về giáo dục” tác giả Phan Văn Kha đã viết: “quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được mục đích đã định” [15,10]

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “quản lý là những tác động có tính định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt được mục đích nhất định [16,27].

Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn trong cuốn “lý thuyết quản lý” khẳng định “quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng

quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các tiềm năng các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường” [34,45].

Từ những định nghĩa đã trình bày ở trên ta thấy các định nghĩa đều có những điểm chung cơ bản sau:

- Quản lý thì phải có chủ thể quản lý, đối tượng bị quản lý và mục tiêu quản lý. - Mục tiêu của quản lý nhằm thay đổi hoạt động của tổ chức, trạng thái của hoạt động và nâng cao hiệu quả của hoạt động.

- Chủ thể quản lý phải thực hiện việc tác động.

- Chủ thể quản lý có thể là một người hoặc nhiều người hoặc một thiết bị còn đối tượng bị quản lý có thể là một người, nhiều người hoặc nhà cửa, máy móc, vật ni, cây trồng…

- Điều đầu tiên của quản lý chính là quản lý con người, tác động lên con người để họ làm việc có lợi cho tổ chức. Làm thế nào để họ có thể mang hết năng lực của họ ra để cống hiến, phục vụ một cách tự nguyện.

Như vậy, quản lý là quá trình chủ thể quản lý tác động lên đối tượng bị quản lý một cách gián tiếp hay trực tiếp nhằm thu được những thay đổi tích cực nhất định của tổ chức. Quản lý là thực hiện những cơng việc có tính định hướng, điều tiết phối hợp các hoạt động của cấp dưới; đó chính là các chức năng của quản lý.

1.3.1.2. Chức năng quản lý.

Trong cuốn “đại cương khoa học quản lý giáo dục”, các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã khẳng định: Hiện nay, hoạt động quản lý thường được định nghĩa rõ hơn “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức

bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”[7,9].

Kế hoạch

Chỉ đạo

Tổ chức

Như vậy theo cuốn“đại cương khoa học quản lý giáo dục” thì quản lý có bốn chức năng cơ bản:

+ Chức năng kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa là một chức năng quản lý.“Kế

hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó”[7,12]. Đây là chức năng cơ bản nhất của quản lý, là bước soạn thảo và thông qua

được những quyết định về chủ trương, mục tiêu và cách thức quản lý quan trọng. + Chức năng tổ chức: “Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan

hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức”[7, 13]. Như vậy,

chức năng tổ chức là chức năng để thực hiện các chủ trương, kế hoạch, các quyết định bằng cách xây dựng cấu trúc tổ chức của đối tượng quản lý, xây dựng mạng lưới quan hệ tổ chức tuyển lựa, phân công, sắp xếp bồi dưỡng cán bộ, nhằm hiện thực hóa mục tiêu.

+ Chức năng chỉ đạo: “Chỉ đạo là quá trình liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức”[7,13]. Chức năng chỉ đạo (lãnh đạo) là chức năng nhằm chỉ dẫn, vận động điều chỉnh và phối hợp với các lực lượng tích cực chủ động theo sự phân cơng và kế hoạch đã định.

+ Chức năng kiểm tra, đánh giá: là chức năng nhằm thực hiện việc xem xét tình hình thực hiện cơng việc, đối chiếu với yêu cầu để có cơ sở đánh giá và tiến hành những hoạt động điều chỉnh nhằm giúp cho đối tượng đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.

Nếu nhà quản lý nắm vững điều kiện khách quan, đối tượng quản lý thì sẽ đưa ra được những kế hoạch tốt nhất, những phương pháp phù hợp nhất và tổ chức thực hiện kế hoạch với hiệu quả cao nhất và ngược lại nếu nhà quản lý không nắm được nguyên tắc quản lí, đối tượng quản lý, những yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch thì kết quả thu được sẽ rất thấp.

1.3.2. Quản lý HĐNGLL theo định hướng giáo dục KNS

Quản lý tồn tại như một tất yếu khách quan từ khi loài người xuất hiện và ngày nay đã trở thành một khoa học, có vai trị quyết định đến sự thành cơng hay thất bại ở mọi lĩnh vực.

Quản lý hoạt động GDNGLL là quản lý về mục tiêu giáo dục, kế hoạch giáo dục, quá trình giáo dục, quản lý công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐNGLL. Việc quản lý hoạt động GDNGLL được tiến hành ngoài giờ học trên lớp trong phạm vi nhà trường. Hoạt động này diễn ra ở các tháng trong suốt năm học.

1.3.2.1. Nội dung giáo dục KNS cho HS thông qua hoạt động GDNGLL

“Giáo dục KNS cho HS THCS là giáo dục những kĩ năng cốt lõi cần hình thành và phát triển ở các em. Theo chương trình Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2013, nội dung GDKNS cho HS THCS gồm các kĩ năng sống cơ bản như sau:

Kĩ năng tự nhận thức: là khả năng con người có thể ý thức rõ ràng về cảm xúc, tính cách, quan điểm giá trị và động cơ, hiểu biết và chấp nhận những tố chất vốn có để phát huy điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu nhằm tổ chức tốt cuộc sống và cải thiện mối quan hệ của mình với mọi người

Kĩ năng giao tiếp: là một trong những kĩ năng mềm cực kỳ quan trọng rong thế kỷ XXI, là một tập hợp những quy tắc nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp, được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hàng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp

Kĩ năng lắng nghe tích cực: là kỹ năng quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ thông qua giao tiếp, tạo sự đồng cảm, thể hiện sự chấp nhận và thơng camr với vấn đề của người nói.

Kĩ năng xác định giá trị: là khả năng xác định giá trị của bản thân mình để sống và hành động theo giá trị đó.

Kĩ năng kiểm soát cảm xúc: Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp các em học sinh kiềm chế bản thân khi tức giận, mất bình tĩnh, giúp các em tự tin sống vui, khỏe mỗi ngày.

Kĩ năng ra quyết định: là một loạt các kết luận và hoạt động của bản thân để đưa ra một quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của bản thân.

Kĩ năng hợp tác: là khả năng bản thân mỗi người biết gánh vác, chia sẻ trách nhiệm và cùng làm việc với một nhóm người để cơng việc đó mang lại hiệu quả cao.

Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác, giữ bình tĩnh khi gặp sự cố, khơng sợ hãi và tìm kiếm, đề nghị sự giúp đỡ của người khác.

Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lịng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hồn thành các nhiệm vụ.

Kĩ năng thể hiện sự cảm thơng: là khả năng mỗi người có thể hình dung và đặt mình vào hồn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thơng với hồn cảnh hoặc nhu cầu của họ

Nội dung GDKNS ở trong từng bậc học có các biểu hiện khác nhau thay đổi theo lứa tuổi, theo kinh nghiệm xã hội, theo trình độ học vấn của từng cá nhân người học. Mỗi KNS có những cách thức hình thành và phát triển chuyên biệt khác nhau.

Các KNS có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hỗ trợ nhau phát triển tuy rằng khác nhau: hướng nội, hướng ngoại. Khi người học đã giải quyết một vấn đề nào đó thì họ cũng tự nhận thức về bản thân rõ hơn, tự tin mạnh mẽ hơn trong cuộc sống.

Nội dung GDKNS ở trong từng bậc học có các biểu hiện khác nhau thay đổi theo lứa tuổi, theo kinh nghiệm xã hội, theo trình độ học vấn của từng cá nhân người học. Mỗi KNS có những cách thức hình thành và phát triển chuyên biệt khác nhau.

Các KNS có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hỗ trợ nhau phát triển tuy rằng khác nhau: hướng nội, hướng ngoại. Khi người học đã giải quyết một vấn đề nào đó thì họ cũng tự nhận thức về bản thân rõ hơn, tự tin mạnh mẽ hơn trong cuộc sống.

1.3.2.2. Những chủ đề hoạt động GDNGLL có thể giáo dục KNS cho học sinh

Tất cả các chủ điểm hoạt động GDNGLL đều có thể giáo dục KNS cho học sinh, cụ thể như các chủ điểm: Truyền thống nhà trường; chăm ngoan học giỏi; tôn sư trọng đạo; uống nước nhớ nguồn; mừng Đảng mừng xuân; tiến bước lên đồn; hịa bình hữu nghị; Bác Hồ kính u.

Có thể lồng ghép một số nội dung giáo dục vào HĐ GDNGLL theo định hướng giáo dục KNS cho HS để giúp cho các em tránh xa những tiêu cực của xã hội, biết khẳng định bản thân, yêu thương cảm thông chia sẻ với người khác như

- Giáo dục phòng chống HIV/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội; - Giáo dục môi trường; bảo vệ môi trường

- Giáo dục trật tự an tồn giao thơng; chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông

- Những hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”;

- Hoạt động theo những u cầu về chính trị văn hóa của địa phương, đất nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCS huyện thanh ba tỉnh phú thọ theo định hướng giáo dục kỹ năng sống (Trang 26 - 31)