Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCS huyện thanh ba tỉnh phú thọ theo định hướng giáo dục kỹ năng sống (Trang 42 - 46)

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội

Thanh Ba - một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của Tỉnh Phú Thọ, là một huyện có tình hình chính trị xã hội ổn định. Đảng bộ và nhân dân có truyền thống đồn kết, sáng tạo, vai trị lãnh đạo của tổ chức đảng từ huyện đến cơ sở được tăng cường, hoạt động quản lý nhà nước của các cấp chính quyền được nâng lên. Huyện Thanh Ba có 27 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn và 26 xã với tổng diện tích tự nhiên là: 195.0343 km2; dân số là: 112.604 người (tính đến tháng 12 năm 2016).

Trên địa bàn huyện nhiều dự án sản xuất công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng đã và đang phát huy tác dụng, nhiều tiềm năng đang được khai thác để phục vụ cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nền kinh tế của huyện đang ngày một phát triển và đạt mức tăng trưởng ổn định.

Cơng tác chỉ đạo các hoạt động văn hố thể thao, thông tin truyền thông luôn bám sát các chủ trương của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền cho các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện và các nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương.

Thanh Ba đang cùng các địa phương khác trong tỉnh Phú Thọ đổi mới từng ngày, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phịng được giữ vững, đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng lên. Huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ quyết tâm xây dựng huyện trở thành một huyện có nền kinh tế - xã hội phát triển vững mạnh.

2.1.2. Tình hình giáo dục

Công tác giáo dục và đào tạo của huyện Thanh Ba trong những năm vừa qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: Chất lượng giáo dục được duy trì và phát triển: Chất lượng đại trà tương đối ổn định, chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi được duy trì và tăng lên.

Quy mơ mạng lưới trường lớp các cấp học, bậc học tiếp tục được củng cố, duy trì ổn định. Cơ sở vật chất trường, lớp học được nâng cấp theo hướng kiên cố hoá đáp ứng nhu cầu cơ bản của người học. Nhận thức của nhân dân về giáo dục đã

có sự chuyển biến đáng kể, nhu cầu cho con em đến trường học tập ngày càng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục trên địa bàn.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, ngành giáo dục Thanh Ba cũng còn một số hạn chế như: Chất lượng giáo dục, chất lượng tay nghề của giáo viên chưa đồng đều giữa các cấp học, giữa các trường trên địa bàn huyện; chất lượng của một số bộ mơn cịn thiếu tính ổn định; một số mơn chưa có học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cơng tác dạy học cịn thiếu thốn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều lúng túng và chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, một số ít phụ huynh học sinh chưa có nhận thức đầy đủ về sự cần thiết của giáo dục, chưa có sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Một số bộ phận cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học của con, chủ yếu phó thác trách nhiệm cho thầy cơ nên cơng tác phối hợp của gia đình với nhà trường trong giáo dục con em chưa thường xuyên

Số liệu thống kê năm học 2016 - 2017 của tồn huyện như sau:

Bảng 2.1. Tình hình giáo dục của huyện Thanh Ba năm học 2016 - 2017

Cấp học Mầm non Tiểu học THCS Tổng số Số trường 27 27 22 76 Số lớp 245 326 194 765 Số HS 7094 8860 5634 21588 CBQL 70 59 53 182 GV 490 427 404 1321 NV 28 48 40 116

(Nguồn Phòng GD & ĐT Thanh Ba)

2.1.3. Giáo dục THCS

Năm học 2016- 2017 giáo dục THCS huyện Thanh Ba có: - Tổng số trường: 22

- Tổng số CBQL: 53 - Tổng số GV: 404 - Tổng số nhân viên: 40 - Tổng số lớp: 194

Bảng 2.2. Đội ngũ CBQL, giáo viên cấp THCS năm học 2016-2017 TT Tên trƣờng Số TT Tên trƣờng Số lớp T.số CBQL, GV, NV Chia ra Tỷ lệ GV/lớp CBQL GV NV 1 Chí Tiên 11 27 3 23 1 2,1 2 Đại An 7 22 2 18 2 2,57 3 Đỗ Sơn 8 22 2 18 2 2.3 4 Đỗ Xuyên 12 29 3 24 2 2.0 5 Đông Thành 8 41 22 17 2 2.1 6 Đồng Xuân 12 29 3 24 2 2.0 7 Hanh Cù 9 21 2 17 2 1.9 8 Khải Xuân 11 25 2 21 2 2.0 9 Lương Lỗ 9 23 2 19 2 2.1 10 Mạn Lạn 8 19 2 15 2 1.9 11 Năng Yên 7 18 2 15 1 2,1 12 Ninh Dân 16 37 4 31 2 1.9 13 Sơn Cương 8 20 2 16 2 2.0 14 Thái Ninh 8 21 2 17 2 2.1 15 TT Thanh Ba 1 6 17 2 13 2 2.1 16 TT Thanh Ba 2 8 25 3 20 2 2.5 17 Thanh Hà 8 21 3 17 1 2.1 18 Thanh Xá 8 19 2 16 1 2.0 19 Vân Lĩnh 9 21 2 17 2 1.9 20 Võ Lao 8 21 2 17 2 2.1 21 Vũ Yển 5 15 2 11 2 2.2 22 Yển Khê 8 22 2 18 2 2.3 Tổng toàn huyện 194 515 71 404 40 CBQL:71/71 đạt 100% từ ĐH trở lên Tổng số GV: 404 trong đó: Thạc sỹ: 04:1%, ĐH: 299: 74%, CĐ: 101:25% (Nguồn Phòng GD & ĐT Thanh Ba)

Qua bảng 2.2 ta thấy, đội ngũ CBQL, GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Ba đảm bảo đủ về số lượng và trình độ đào tạo. 100% CBQL và GV các nhà trường đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo. Tỷ lệ giáo viên trên lớp ở các nhà trường đảm bảo đủ cơ cấu theo quy định.

* Kết quả giáo dục THCS

Bảng 2.3a. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh năm học 2016-2017

Tổng số trƣờng Tổng số HS Hạnh kiểm Tốt Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 22 5450 4388 80,51 949 17,41 112 2,06 01 0,02

Bảng 2.3b. Kết quả xếp loại học lực của học sinh năm học 2016-2017

Tổng số trƣờng số HS Tổng Học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 22 5450 828 15,19 2065 37,89 2238 41,06 319 5,85 0 0

(Nguồn Phòng GD & ĐT Thanh Ba)

Qua bảng 2.3a và bảng 2.3b cho thấy chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Thanh Ba tương đối cao. Về giáo dục đạo đức đạt trên 80% hạnh kiểm tốt, về học lực đạt trên 50% khá giỏi.

Tuy nhiên tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình trên 2%, học lực yếu gần 6%, đặc biệt vẫn còn học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu.

* Kết quả thi học sinh giỏi

Bảng 2.4. Kết quả thi HSG, HS năng khiếu năm học 2016- 2017

Kết quả thi học sinh năng khiếu, học sinh giỏi:

Đối với kỳ thi năng khiếu lớp 6,7,8: Tổng số 739 học sinh dự thi, đạt 471 giải, tỷ

lệ 63,7%. Trong đó có 37 giải nhất; 54 giải nhì; 150 giải ba 150; 230 giải KK.

Đối với các kỳ thi khác đối với lớp 9:

TT Môn thi Cấp huyện (228) Cấp tỉnh (120) Quốc gia (17)

Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK

1 IOE 1 5 12 1 2

2 V.lý qua Internet 15 7 3 3 2 3 5 7 01 07 01 02 3 Toán qua Internet 4 10 20 2 6 4 5 01 04 4 HSG lớp 9 4 13 68 1 5 12 21

5 Liên môn dành cho HS 7 12 2 7 1 2 3 6 01 6 Sáng tạo KHKT 2 3 3 2 1

TỔNG 28 40 93 127 6 16 25 42 01 08 05 03 So với

NH 2015-2016 Tăng 30 giải Tăng 36 giải Tăng 13 giải

Số liệu cho ta thấy tỉ lệ học sinh đạt giải trong các kì thi HSG, HS năng khiếu của toàn huyện chưa cao. Ngoài ra số lượng học sinh dự thi cũng như tỉ lệ đạt giải trong các kì thi HSG, HS năng khiếu, thi HSG trên mạng của các trường THCS chưa được đồng đều, cho thấy sự chưa đồng bộ về chất lượng giáo dục giữa các trường THCS trong toàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCS huyện thanh ba tỉnh phú thọ theo định hướng giáo dục kỹ năng sống (Trang 42 - 46)