Khái quát về ngành cà phê

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 25 - 29)

1.2. Tổng quan về ngành cà phê và xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU

1.2.1. Khái quát về ngành cà phê

a) Lịch sử ngành cà phê Việt Nam

Từ năm 1857 bắt đầu bởi người Pháp, tính đến nay việc trồng cà phê đã in sâu trong văn hóa Việt Nam hơn một thế kỷ. Được sự hỗ trợ gia tăng của chính phủ, sản xuất của ngành cà phê Việt Nam đã tăng từ mức rất thấp vào đầu những năm 90 khi đó cả nước mới chỉ có 5900 ha cà phê, đến nay diện tích trồng cà phê của nước ta đã lên tới gần 700 nghìn ha với sản lượng hàng năm lên tới hơn 25 triệu bao vào năm 2010 và duy trì liên tục tới nay, đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới.

b) Các loại cà phê hạt phổ biến tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam có 3 giống cà phê chính lần lượt là: Robusta, Arabica, Excelsa. Từ mỗi giống cà phê chính này lại được phân tán thành vơ số các giống cà phê khác, tuy nhiên chúng vẫn là 3 đại diện chính trong giới cà phê

Cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối:

- Ở Việt Nam, hơn 90% diện tích trồng cà phê hầu hết đều là dòng cà phê Robusta, đặc biệt những vùng được trồng chủ yếu tập trung vào năm tỉnh Tây Nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. Một số tỉnh trung du như Đồng Nai và Vũng Tàu cũng có trồng cà phê robusta.

- Hạt cà phê Robusta là loại dễ trồng hơn Arabica. Nó địi hỏi độ cao thấp hơn khoảng 500m trên mực nước biển, ưa nắng hơn với nhiệt độ phù hợp từ 24 độ C tới 29 độ C và lượng mưa trung bình trên 1000mm/năm. Giống như cà phê Arabica, Hạt cà phê Robusta 3-4 tuổi có thể thu hoạch, cây cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm. Cà phê hạt Robusta có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10m. Quả cà phê có dạng bàn cầu trịn, hạt nhỏ hơn Arabica. Hàm lượng caffeine khoảng 2-4%. Cà phê hạt Robusta có vị đắng đậm đà, mùi thơm nhẹ, chát, nước có màu nâu sánh và hậu vị ngọt.

- Cà phê vối chứa hàm lượng cafein cao hơn và có hương vị khơng tinh khiết bằng cà phê chè, do vậy mà được đánh giá thấp hơn. Giá một bao cà phê vối thường chỉ bằng một nửa so với cà phê chè. Cà phê robusta thật sự là thế mạnh của Việt Nam giúp đưa đất nước đứng số 1 thế giới về xuất khẩu cà phê robusta.

(Nguồn: Trích từ “Những giống cà phê phổ biến tại Việt Nam – phần 1” vsca, 6/4/2021)

15 Cà phê Arabica hay còn gọi là cà phê chè:

- Arabica là giống cà phê đầu tiên du nhập vào Việt Nam. Song vì đặc điểm sinh trưởng của nó và đặc điểm tự nhiên của nước ta mà cây Arabica dần bị thay thế bởi Robusta. Ngày nay diện tích trồng cà phê Arabica chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với Robusta. Tuy nhiên sự đa dạng về các dòng cà phê Arabica tại Việt Nam lại rất lớn.

- Giống Bourbon: là dịng hạt cà phê Arabica có hương vị ngon nhất hiện nay và được đánh giá là có chất lượng ngang bằng với loại cà phê ngon nổi tiếng thế giới là Arabica Bourbon, tức cà phê Moka. Giống Arabica Bourbon này được trồng và phát triển tại các xã Xuân Thọ và Xuân Trường thuộc vùng Cầu Đất, Đà Lạt.

- Giống Catimor: là giống cà phê lai tạo với đặc tính là dễ trồng, năng suất cao và chống chịu được sâu bệnh tốt nên được trồng thay thế cho các chủng Bourbon và Typica do năng suất đều kém và khó trồng hơn. Vì những đặc tính có lợi về mặt kinh tế kể trên mà chủng cà phê này hiện nay đang được trồng phổ biến tại hầu hết các vùng nguyên liệu cà phê lớn trên cả nước như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Trị, Nghệ An, Sơn La. Mùi hương của cà phê Catimor tuy không tinh tế bằng cà phê Arabica Mocha, Bourbon nhưng nó lại có vị ngọt dịu rất đặc biệt và có sức hấp dẫn rất lớn với phái đẹp với hương vị mà nó đang có. Cà phê Catimor có giá trị kinh tế cao hơn trên thị trường so với cà phê Robusta và hầu như trên thị trường cà phê Việt Nam các sản phẩm cà phê Arabica đa số là cà phê Catimor.

- Giống Typica: là một trong hai dòng cà phê đặc biệt thơm ngon ở Việt Nam và được trồng chủ yếu ở huyện Cầu Đất gồm 2 xã Xuân Trường và Trạm Hành. Hạt cà phê Typica tại đây có chất lượng thơm ngon tuyệt hảo nhưng lại có một số đặc tính bất lợi cho người trồng như năng suất thấp và giá bán cao.

- Giống Catuai: chủng cà phê này thừa hưởng đặc tính di truyền từ giống lai gốc Caturra nên khả năng chịu sâu bệnh và sương muối rất kém. Mặc dù cho năng suất cao nhưng tổng thể thì chủng cà phê này cho hiệu suất thu hoạch không cao và tốn nhiều cơng chăm sóc. Do các đặc tính như vậy mà chủng cà phê này cũng khơng cịn được duy trì nhiều nữa mà chỉ cịn lác đác vài vườn và người dân thu hoạch lẫn với giống Catimor để bán. Nhân của giống cà phê cactuai có dạng trịn như catimor nhưng tỷ lệ xuất hiện hạt dài nhiều hơn ở các vùng trồng này do có thể khơng có sự đồng nhất về giống được trồng.

- Trên thị trường hiện nay về đánh giá chất lượng, arabica được đánh giá cao hơn so với coffea canephora hay coffea robusta với hương vị và chất lượng đều cao hơn và chứa ít cà phê in hơn. Tuy nhiên, dù là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế

16

giới nhưng quy mô và sản lượng trồng của arabica chỉ chiếm khoảng 10% trên tổng diện tích vùng nguyên liệu tại Việt Nam.

(Nguồn: Trích từ “Những giống cà phê phổ biến tại Việt Nam – phần 1” vsca, 6/4/2021)

Cà phê Excelsa hay cịn được gọi là cà phê mít:

- Cà phê Excelsa là loại cà phê thích hợp với rất nhiều loại khí hậu, có khả năng chống lại sâu bệnh rất tốt. Sở dĩ nói như vậy bởi đây là một trong những giống cà phê mang hương vị rất khác lạ và hiện nay xuất hiện trên thế giới với số lượng rất khan hiếm và chiếm khoảng 1% lượng cà phê tiêu thụ trên thế giới.

- Ở Việt Nam cà phê này được trồng nhiều ở các tỉnh như Nghệ An, Quảng Trị, Gia Lai, Kon Tum vì có điều kiện mơi trường và khí hậu rất thích hợp với giống cà phê này. Cà phê Excelsa thường ra hoa và thu hoạch muộn hơn các loài cà phê khác do đặc điểm khá đặc biệt là nở hoa nhờ nước mưa. Sau khi các loại cà phê khác đã thu hoạch xong thì cà phê Excelsa mới bắt đầu vào vụ mùa của mình.

- Về đặc điểm trái thì trái cà phê Excelsa có hình bầu dục, màu vàng sáng bóng rất đẹp, rất dân giã. Chúng có kích thước quả lớn hơn khoảng 1,5 lần kích thước cà phê Arabica, được xếp vào giống cà phê có quả lớn nhất hiện nay. Cũng vì điều này, cà phê Excelsa sau khi thu hoạch thì cần nhiều thời gian hơn để chế biến hạt cà phê bởi vì vỏ của chúng dày hơn các giống cà phê khác. Chúng có mùi thơm thoang thoảng như mít hịa quyện vị chua chua của cherry, khi nếm thì lại có mùi socola nhẹ nhàng kết hợp với một chút ngọt của trái chín, hương rất thoảng của hoa cỏ và gia vị. Hương vị của cà phê Excelsa cũng không đắng gắt nên được rất nhiều phái nữ yêu thích.

(Nguồn: Trích từ “Những giống cà phê phổ biến tại Việt Nam – phần 2” vsca, 9/4/2021)

c) Các sản phẩm từ cà phê sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch cà phê thường được xử lý và xuất khẩu dưới hai dạng chính là cà phê nhân và cà phê chế biến. Dựa vào loại sản phẩm xuất khẩu mà chia cà phê xuất khẩu Việt Nam thành 2 nhóm và phân loại theo mã HS như sau:

17

Bảng 1. 1: Bảng phân loại cà phê

Nhóm Mã HS Tên sản phẩm

Cà phê nhân

090111 Cà phê xanh (cà phê chưa rang, chưa khử cafein) 090112 Cà phê chưa rang, đã khử cafein

Cà phê chế biến

090121 Cà phê đã rang, chưa khử cafein 090122 Cà phê đã rang, đã khử cafein

210111 Cà phê hòa tan (cà phê chiết xuất, tinh chế, cô đặc)

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

Cà phê xuất khẩu được chia thành 4 loại là cà phê Robusta, cà phê Arabica, cà phê Excelsa và cà phê chế biến.

d) Đặc điểm của sản xuất kinh doanh cà phê

Cà phê là cây trồng có tính thời vụ cao, đây chính là đặc điểm có ảnh hưởng lớn nhất tới kinh doanh cà phê. Ngay cả các quốc gia sản xuất và kinh doanh cà phê lớn như Brazil, Colombia hay Indonesia cũng chịu tác động bởi đặc điểm này. Vào thời vụ thu hoạch, giá cà phê thường xuống thấp, còn vào giữa niên vụ giá cà phê thường tăng lên do hàng bị khan hiếm. Đây chính là lí do mà các nước xuất khẩu cà phê nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê nói riêng sẽ có lợi thế hơn khi họ có đủ nguồn tài chính phực vụ cho việc dự trữ và bảo quản cà phê.

Cà phê là cây cơng nghiệp dài ngày, có thời gian từ lúc đầu tư tới lúc khai thác từ 3 tới 5 năm. Chính đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới những nhà sản xuất, đặc biệt đại đa số là những người nông dân ở những nước sản xuất cà phê có nguồn tài chính hạn chế thì vốn đầu tư ban đầu cho sản xuất cà phê của họ chủ yếu là vay từ các ngân hàng. Mặt khác do thời gian khai thác và đưa vào kinh doanh dài nên khi thị trường cà phê có biến động theo chiều có lợi thì những người trồng cà phê khó có thể nắm bắt cơ hội ngay được. Cịn khi đưa vào kinh doanh được thì thị trường cà phê lại có những biến chuyển bất lợi khác.

Sản xuất cà phê chịu ảnh hưởng nhiều từ điều kiện tự nhiên, thời tiết. Những năm do hạn hán, mưa nhiều, lũ lụt thì cà phê bị mất mùa làm ảnh hưởng lớn tới thị trường cà phê thế giới và làm đảo lộn nhiều dự đoán của các chuyên gia, cũng như kế

18

hoạch của các quốc gia và công ty kinh doanh cà phê, đặc biệt là đối với những quốc gia sản xuất cà phê lớn như Brazil, Colombia, Việt Nam.

Bên cạnh đó, kinh doanh cà phê cịn mang tính rủi ro cao, đặc biệt là các hình thức kinh doanh về hợp đồng tương lai, giá trừ lùi, …

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)