2.4. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2017-
2.4.4. Chất lượng cà phê xuất khẩu sang EU
Hiện nay, cà phê Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia dưới dạng chưa rang, chưa khử cafein, hay còn gọi là cà phê xanh, chất lượng hạt cà phê khơng đồng đều và có tỉ lệ thải loại cao. Tuy những năm gần đây, cà phê xanh trước khi xuất khẩu sang các nước châu Âu đã được kiểm định nghiêm ngặt, tuân thủ tiêu chuẩn của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam và Tổ chức cà phê quốc tế, nhưng sản lượng chủ yếu vẫn tập trung vào hạt cà phê xanh, có giá thành rẻ và chịu nhiều rủi ro, đặc biệt là quá trình bảo quản trong khi xuất khẩu.
Theo thống kê của Cơ quan Thống kê Châu Âu, cà phê Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu không chỉ dừng lại ở cà phê nhân, Việt Nam mà đã có những sản lượng ghi nhận đến từ các loại cà phê chế biến, cà phê chất lượng cao. Tuy nhiên, sản lượng cà phê xanh chiếm sản lượng lớn nhất gấp 11 lần cà phê chế biến năm 2021. Cà phê Việt Nam xuất khẩu với số lượng lớn, nhưng chưa tạo dựng được thương hiệu vững vàng do chất lượng cà phê không ổn định.
Việt Nam là một trong số những nước xuất khẩu cà phê bị các nước Liên minh châu Âu trả lại hoặc tiêu hủy nhiều vì chất lượng kém, mất mùi, nấm mốc, tỷ lệ hạt đen nhiều.... Nguyên nhân là do người trồng cà phê chưa tuân thủ các yêu cầu chăm sóc, canh tác, thu hái và bảo quản cà phê theo đúng tiêu chuẩn mới ban hành nên chất lượng bị suy giảm. Chưa kể, vì là cà phê chưa rang, chưa khử nên hoạt động bảo quản trong q trình xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn. Vừa phải đảm bảo hạt cà phê giữ được chất lượng tốt, vừa phải đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm khắt khe của phía châu Âu, đã đặt ra nhiều thách thức cho cà phê xanh xuất khẩu của Việt Nam.