Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 30 - 33)

1.2. Tổng quan về ngành cà phê và xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê ở Việt Nam

a) Giá cả và chất lượng

Khơng thể phủ nhận rằng giá cả ln có tác động đến mối quan hệ giữa cung và cầu. Khi giá cả thấp, lượng xuất khẩu sẽ tăng lên, nhưng giá trị có thể khơng được tăng, thậm chí giảm. Điều ngược lại khi sản phẩm được giá. Ngồi ra, cà phê khơng phải là hàng hóa thiết yếu, đồng nghĩa với việc giá cà phê trong nước và thế giới thường xuyên biến động theo những thay đổi của nền kinh tế.

Sản phẩm chất lượng tốt có giá cạnh tranh hơn và bán chạy hơn. Đối với cà phê cũng vậy, nếu chất lượng cà phê khơng tốt thì khơng những sản lượng cà phê tiêu thụ không tốt mà giá xuất khẩu cũng giảm nên giá trị xuất khẩu không cao. Ngược lại, nếu chất lượng cà phê tốt thì khơng những xuất khẩu được nhiều mà còn được giá cao, tạo ra giá trị xuất khẩu lớn.

b) Chính sách thuế xuất khẩu

Thuế xuất khẩu: Đây là loại thuế mà các nhà xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ phải nộp cho chính phủ với một mức thuế suất cụ thể. Thơng thường các nước trong đó có Việt Nam thường có thuế xuất khẩu 0%. Mục đích là khuyến khích các cơng ty

20

trong nước xuất khẩu, trừ một số mặt hàng nhà nước hạn chế xuất khẩu như: Tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu quý giá.

c) Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng xuất khẩu nhằm mục đích tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất vừa và nhỏ thiếu vốn kinh doanh. Các doanh nghiệp được tạo điều kiện vay vốn của các tổ chức tín dụng. Nếu lãi xuất đi vay quá lớn sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động xuất khẩu, nếu lãi xuất thấp, có ưu đãi thì sẽ khuyến khích và hỗ trợ cho xuất khẩu. Ngồi ra, các doanh nghiệp có thể vay vốn từ các ngân hàng thương mại và phải chịu một lãi suất nhất định gọi là lãi vay.

d) Chính sách tỷ giá hối đối

Tỷ giá hối đối là tiền tệ của một quốc gia so với tiền tệ của quốc gia khác. Khi tỷ giá hối đối tăng, hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn thị trường quốc tế, khuyến khích xuất khẩu. Ngược lại, khi tỷ giá hối đối này thấp thì xuất khẩu bị hạn chế.

Khi tỷ giá hối đối khơng ổn định, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt là khi giao kết các hợp đồng tương lai. Tại Việt Nam, tỷ giá giữa VND và USD tương đối ổn định trong nhiều năm. Và Ngân hàng Nhà nước ln có phản ứng kịp thời, linh hoạt để tỷ giá hối đối có lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

e) Kênh và dịch vụ phân phối

Kênh phân phối phù hợp khơng chỉ giảm chi phí hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh của nhà xuất khẩu cà phê mà cịn giúp q trình xuất khẩu cà phê nhanh chóng, dễ dàng và nắm bắt tốt phản hồi thị trường của nước nhập khẩu. Dịch vụ phân phối cũng là một vũ khí cạnh tranh hữu hiệu của các nhà xuất khẩu nếu tối ưu hóa được khả năng thâm nhập thị trường.

f) Môi trường cạnh tranh

Môi trường cạnh tranh như thể chế, quy định, các rào cản đối với hoạt động kinh doanh cà phê của nước nhập khẩu, số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường của nước nhập khẩu.

Môi trường cạnh tranh gay gắt hơn sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu cà phê, đặc biệt nếu cà phê của chúng ta là loại Robusta, có giá trị thấp hơn cà phê Arabica. Chất lượng cà phê Việt Nam thua kém các nước khác như Brazil, Colombia và Indonesia khiến việc xuất khẩu cà phê trở nên khó khăn hơn. Ngược lại,

21

khi thị trường cà phê thế giới khơng có sự cạnh tranh cao, thì cà phê xuất khẩu sẽ có nhiều thuận lợi hơn.

g) Yếu tố về sản xuất chế biến

Việc quy hoạch hợp lý vùng trồng cà phê sẽ giúp chúng ta sử dụng được lợi thế của vùng vào sản xuất cà phê. Nâng cao năng suất, chất lượng cà phê, tạo điều kiện thuận lợi cho chế biến và xuất khẩu cà phê. Kết hợp với vị trí nhà xưởng, bố trí cơ sở hạ tầng hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển và tiết kiệm chi phí.

Cơng nghệ chế biến cũng ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu cà phê. Nếu Việt Nam có cơng nghệ chế biến cà phê cơng suất lớn, tiên tiến thì chúng ta sẽ nâng cao được giá trị cà phê xuất khẩu. Tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho cà phê xuất khẩu so với các nước xuất khẩu cà phê khác.

h) Các nhân tố thuộc về quản lý

Cà phê là sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh cao, nhưng nếu khơng có người am hiểu về kinh doanh xuất nhập khẩu tham gia quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì việc xuất khẩu cà phê cũng không thể đạt kết quả tốt.

Những người tham gia vào việc lập kế hoạch và quản lý vĩ mơ cũng đóng một vai trị quan trọng trong hoạt động xuất khẩu cà phê. Các nhà quản lý và tham vấn này sẽ tư vấn cho chính phủ về cách điều tiết và quản lý xuất khẩu cà phê để xây dựng chiến lược phát triển cho ngành cà phê quốc gia.

i) Các nhân tố nước ngoài

Cũng như các mặt hàng khác, xuất khẩu cà phê chịu ảnh hưởng của nhu cầu của nước nhập khẩu. Nếu nước nhập khẩu có nhu cầu cao về cà phê thì xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng tốt, ngược lại thì lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê giảm. Mặt khác, nhu cầu về chủng loại cà phê của nước nhập khẩu cũng có ảnh hưởng lớn. Nếu nước nhập khẩu có nhu cầu tiêu thụ cà phê cao mà cà phê ưa thích của họ lại là cà phê chè (Arabica), trong khi chúng ta chủ yếu xuất khẩu cà phê vối (Robusta) thì cũng sẽ làm giảm xuất khẩu cà phê sang nước đó và ngược lại.

Quy mơ thị trường của nước nhập khẩu cũng có tác động đáng kể đến xuất khẩu cà phê. Nếu họ có nhu cầu nhưng quy mơ thị trường nhỏ thì xuất khẩu cà phê sẽ không tăng.

Mơi trường và chính sách của nước nhập khẩu đối với cà phê cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu. Khi chính phủ của quốc gia nhập khẩu bảo vệ thị trưởng quốc gia, chính phủ quốc gia đó dựng lên các hàng rào nghiêm ngặt về các

22

yêu cầu vệ sinh và chất lượng thì việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này đối với chúng ta cũng sẽ gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)