Chất lượng cà phê Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 40 - 41)

2.1. Thực trạng sản xuất

2.1.3. Chất lượng cà phê Việt Nam

Cà phê Việt Nam hiện được xuất khẩu sang trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD, chiếm 14% thị phần và 10,4% giá trị cà phê nhân xuất khẩu toàn cầu, đứng thứ hai chỉ sau Brazil. Tuy nhiên, theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, phần lớn cà phê Việt Nam khi thu hoạch khơng đáp ứng đủ độ chín, lẫn nhiều tạp chất, máy móc thiết bị sơ chế lạc hậu, sân phơi tạm bợ trên nền đất hoặc nền xi măng, ... dẫn đến chất lượng thấp. Trong khi xuất khẩu chủ yếu ở dạng thơ nên cà phê Việt khơng có thương hiệu mà phần lớn trở thành nguyên liệu của nhiều nhà rang xay nước ngoài dùng để chế biến sâu và tái xuất lại tiêu thụ ở Việt Nam dưới dạng cà phê bột, hòa tan, pha sẵn...

Cà phê Việt Nam chất lượng kém là do những nguyên nhân vẫn tồn đọng từ trước đến nay như hái xanh, hái non, phơi sấy không đúng kỹ thuật, thiếu vốn để trang bị máy móc thiết bị. Hoặc do nguyên nhân trong những năm qua, mỗi khi cà phê được giá tình trạng tranh mua, tranh bán, khơng tính đến chất lượng sản phẩm đã thúc đẩy người dân thu hoạch cả cà phê non, cà phê xanh tràn lan, không sàng lọc, phân loại mà chỉ chăm chăm vào khối lượng nhiều để tính giá cao.

Bên cạnh đó, do thói quen, nơng dân Việt Nam đã để lẫn cả phê quả xanh với quả chín, cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc phơi khô, bảo quản cà phê. Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam năm 2018 thì chỉ có 10% các hộ trồng hái cà phê đã chín, 90% cịn lại hái tuốt cà phê quả xanh lẫn quả chín, khiến chất lượng cà phê Việt Nam thấp.

30

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)