Cơ cấu chủng loại cà phê trồng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 38 - 40)

2.1. Thực trạng sản xuất

2.1.2. Cơ cấu chủng loại cà phê trồng ở Việt Nam

Biểu đồ 2. 3: Cơ cấu chủng loại cà phê Việt Nam về diện tích

28

Biểu đồ 2. 4: Cơ cấu chủng loại cà phê Việt Nam về sản lượng

(Nguồn: Tính tốn theo số liệu của tổng cục thống kê)

Cà phê vối (cà phê Robusta), loại cà phê thế mạnh của Việt Nam, chiếm thị phần chủ đạo cả về diện tích và sản lượng, giữ vai trị chủ đạo trong kinh doanh, sản xuất và chế biến, chủ yếu được trồng ở Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nơng và Gia Lai. Cụ thể: Về diện tích cà phê Robusta chiếm 92,05% gấp hơn 13 lần diện tích trồng Arabica, gấp hơn 91 lần diện tích trồng cà phê Excelsa; Về sản lượng cà phê Robusta chiếm 95,37% gấp hơn 25 lần sản lượng cà phê Arabica, gấp hơn 112 lần sản lượng cà phê Excelsa.

Cà phê Arabica (cà phê chè) là dòng cà phê được ưa dùng phổ biến ở Châu Âu, được trồng chủ yếu ở vùng Lâm Đồng, Sơn La. Đây cũng là nơi tập trung các nhà máy sản xuất và chế biến theo quy trình ướt. Arabica chỉ chiếm khoảng 7% tổng diện tích trồng cà phê của Việt Nam. Do hạn chế về cơ sở hạ tầng, cộng với khó khăn trong vận chuyển, bảo quản và chế biến, việc mở rộng sản xuất Arabica vẫn còn hạn chế ở các khu vực này.

Cà phê Excelsa là dòng cà phê có giá trị cao và rất khan hiếm, sản lượng tiêu thụ loại cà phê này chỉ chiếm 1% trên thế giới. Cây có khả năng kháng sâu bệnh tốt nhưng sản lượng lại không được nhiều nên sau khi thu hoạch thường để chế biến phối trộn với cà phê Robusta và cà phê Arabica. Tại Việt Nam cà phê Excelsa chiếm diện tích khơng đáng kể chỉ khoảng 1% tổng diện tích trồng cà phê và sản lượng chỉ chiếm 0,85% bằng 1/112 lần sản lượng cà phê vối và chưa bằng 1/4 lần sản lượng cà phê chè.

29

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)