Thị hiếu và xu hướng tiêu dùng

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 50 - 52)

2.3. Thị trường cà phê EU

2.3.2. Thị hiếu và xu hướng tiêu dùng

Cà phê Arabica là loại cà phê phổ biến nhất ở Châu Âu. Phần lớn người tiêu dùng EU vẫn gắn cà phê với các hoạt động giải trí, gặp gỡ bạn bè hoặc làm việc tại các quán cà phê. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy việc sử dụng cà phê tại nhà và nhu cầu về tiêu thụ cà phê hòa tan, cà phê robusta là thành phần quan trọng trong cà phê hòa tan.

Người tiêu dùng EU ngày càng ủng hộ việc têu dùng cà phê hữu cơ. Phân khúc rang xay tại chỗ (thay vì sử dụng cà phê đóng gói hoặc pha sẵn), thưởng thức các hương vị cà phê khác nhau theo sở thích cũng được một bộ phận người tiêu dùng ưa chuộng.

Nhu cầu về cà phê đặc sản cũng có xu hướng gia tăng ở phân khúc khách hàng cao cấp ưa thích các dịng cà phê chất lượng cao, có nguồn gốc "độc nhất" từ một trang trại có thương hiệu cụ thể hoặc đáp ứng các tiêu chí bền vững.

40

Các nhà bán lẻ cà phê ở châu Âu đang ngày càng chuyển sang cách trình bày và phong cách pha cà phê sáng tạo. Ngoài ra, việc sử dụng cà phê trong các sản phẩm như bánh, kẹo, thức uống dinh dưỡng, các thực phẩm chức năng, … Nó cũng góp phần tạo nên một bước phát triển mới trên thị trường cà phê ở Châu Âu.

Thị trường nhập khẩu cà phê nhân lớn nhất ở châu Âu là nước Đức. Ngành công nghiệp rang xay cà phê của Đức rất lớn và phục vụ cả thị trường nội địa (lớn nhất ở khu vực Châu Âu) và thị trường xuất khẩu. Hầu hết hạt cà phê xanh được nhập khẩu vào Đức qua cảng Hamburg. Các cảng Bremen và Bremerhaven cũng là các cảng nhập khẩu cà phê quan trọng. Đức cũng là thị trường tiêu thụ cà phê lớn ở châu Âu, với mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người ở Đức tuy chưa phải là cao nhất châu Âu nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của EU khoảng 6,5 kg/năm, cịn khu vực EU là khoảng 5,2 kg/năm. Thị trường cà phê đặc sản ở Đức đang ngày càng phát triển. Tiêu thụ bên ngoài tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu cà phê chất lượng cao, với các cửa hàng cà phê luôn đi đầu trong việc giới thiệu cà phê chất lượng cao đến người tiêu dùng.

Italia là quốc gia nhập khẩu cà phê nhân lớn thứ hai tại Châu Âu, chỉ sau Đức. Ở quốc gia này cà phê cũng là một nét văn hóa quan trọng. Ngồi việc nhập khẩu để phục vụ cho thị trường nội địa, Italia còn là nhà cung cấp cà phê rang xay quan trọng cho các nước châu Âu khác. Thị trường Italia nhập khẩu tỷ trọng cà phê Robusta tương đối lớn, loại cà phê này thường được dùng làm nền trong phối trộn cà phê espresso. Cà phê nhân chủ yếu được nhập khẩu vào Italia qua các cảng Trieste và Genoa. Nước này có ngành cà phê rang xay với nền tảng vững chắc, sở hữu các nhà rang xay cà phê lớn như Lavazza, Segafredo và Illy xuất khẩu số lượng lớn hỗn hợp pha chế từ Italia sang các thị trường ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Ngành công nghiệp rang xay quy mô lớn của Ý tiêu thụ 98% lượng cà phê nhân nhập khẩu của nước này, 2% còn lại được tái xuất khẩu. Việc người Ý sử dụng máy phục vụ để pha chế cà phê ngày càng trở nên phổ biến. Những chiếc máy này sử dụng dụng cụ pha chế cà phê đóng gói sẵn như vỏ và viên nang.

Tây Ban Nha cũng là một trong những nước nhập khẩu cà phê lớn nhất ở châu Âu. Tại thị trường Tây Ban Nha, cà phê cũng là thức uống chính hàng ngày của người dân nơi đây. Có tới 87% dân số Tây Ban Nha từ 18 đến 64 tuổi tiêu thụ cà phê mỗi ngày, trung bình mỗi người dành hơn 230 giờ và uống 599 tách cà phê mỗi năm. Người Tây Ban Nha coi cà phê là thức uống năng lượng, kích hoạt một lối sống năng động và sáng tạo. Các thành phố có nền văn hóa thưởng thức cà phê phát triển mạnh như Madrid, Barcelona, Valencia … Cà phê là một phần của văn hóa ẩm thực Tây Ban Nha và có thể thưởng thức bất cứ lúc nào trong ngày.

41

Các nước ở khu vực Bắc Âu tiêu thụ lượng cà phê bình quân đầu người lớn nhất thế giới. Trong đó, Phần Lan là quốc gia đứng thứ nhất, xếp thứ hai là Na Uy, tiếp theo là Ireland ở vị trí thứ ba, Đan Mạch ở vị trí thứ tư và Thụy Điển ở vị trí thứ năm với mức tiêu thụ lần lượt là 9,9 kg, 9 kg, 8,7 kg và 8,2 kg/người/năm. Cà phê không chỉ là thức uống hằng ngày của người Bắc Âu mà cịn là nét văn hóa, lối sống khơng thể thiếu ở những quốc gia này. Theo Hiệp hội Cà phê Quốc gia Thụy Điển, trung bình một người sẽ tiêu thụ 3 đến 4 tách cà phê mỗi ngày và việc tiêu thụ cà phê espresso và cappuccino ngày càng tăng cũng dẫn đến việc tiêu thụ hạt Robusta tăng lên. Tuy nhiên, tiêu thụ hạt cà phê Arabica vẫn chiếm ưu thế. Số lượng các cửa hàng cà phê ở Thụy Điển cũng tăng lên do việc mở các chuỗi cửa hàng cà phê mới và tạo ra các hoạt động mới bởi các nhà rang xay nhỏ, nơi lượng tiêu thụ cà phê espresso đã tăng lên đáng kể. Các khu kinh doanh cà phê sầm uất nhất là các thành phố lớn như Stockholm và Gothenburg.

Hà Lan là một thị trường cà phê quy mơ khơng q lớn nhưng lại đóng một vai trị quan trọng trong thương mại cà phê châu Âu. Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người ở Hà Lan vào năm 2020 trung bình là 8,3 kg/năm, tức khoảng 4 cốc cà phê một ngày. Nhìn chung, việc tiêu thụ cà phê có mối liên hệ chặt chẽ với văn hóa thưởng thức cà phê của Hà Lan. Thị trường cà phê rang xay ở Hà Lan dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 3,8% đến năm 2025. Điều này tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu cà phê nhân chất lượng cao xuất khẩu vào thị trường này. Ngoài ra, các nhà nhập khẩu cà phê của Hà Lan cũng rất quan tâm đến việc sử dụng các phương thức sản xuất và kinh doanh bền vững. Sản phẩm phải có giấy chứng nhận mới được tiếp cận thị trường cà phê này. Cà phê đen là thức uống được ưa chuộng ở Hà Lan, chiếm khoảng 32% thị phần. Phin cà phê được sử dụng phổ biến nhất để pha cà phê ở Hà Lan. Cà phê espresso pha bằng máy chủ yếu được sử dụng trong các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống và tại các gia đình. Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng rất ít đến việc tiêu thụ cà phê của người Hà Lan. Tuy nhiên, đến năm 2020, một khảo sát cho thấy 30% người uống cà phê ở Hà Lan cho biết họ ít uống cà phê ngoài ở ngoài quán hơn. Theo thống kê, 90% người uống cà phê mua cà phê trong siêu thị, 10% còn lại mua ở các cửa hàng chuyên bán cà phê rang xay.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)