1.2. Tổng quan về ngành cà phê và xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU
1.2.4. Tổng quan về thị trường EU
a) Đặc điểm của thị trường EU
Thị trường chung EU là một không gian rộng lớn gồm 27 nước thành viên, nơi hàng hóa, lao động, vốn và dịch vụ có thể di chuyển tự do, như thể chúng ta đang ở trong một thị trường quốc gia. Thị trường chung được liên kết với một chính sách thương mại chung. Nó điều chỉnh các hoạt động xuất nhập khẩu cũng như sự di chuyển của hàng hóa và dịch vụ trong khối.
b) Tập quán tiêu dùng
EU bao gồm 27 quốc gia, mỗi quốc gia có những đặc điểm tiêu dùng riêng nên có thể thấy thị trường EU có nhu cầu về hàng hóa rất đa dạng và phong phú. Mặc dù có những khác biệt nhất định về phong tục tập quán và thị trường tiêu thụ giữa các thị trường quốc gia trong EU, các quốc gia này đều nằm ở Tây và Bắc Âu nên có chung những đặc điểm kinh tế và văn hóa. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các thành viên khá cân đối nên người dân trong EU có những đặc điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng.
Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này phải được đảm bảo đầy đủ về chất lượng, xuất xứ, mẫu mã, an toàn vệ sinh cao. Người tiêu dùng Châu Âu thường có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng, vì họ tin rằng các thương hiệu nổi tiếng này gắn liền với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời nên việc sử dụng sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng rất an toàn về chất lượng và an tâm cho người sử dụng.
c) Kênh phân phối
Hình thức tổ chức kênh phân phối phổ biến nhất trên thị trường EU là theo tập đồn và khơng theo tập đồn.
Kênh phân phối của tập đồn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhập khẩu của tập đồn chỉ cung cấp hàng hóa cho các cửa hàng, siêu thị của tập đồn mà khơng cung cấp cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác.
Kênh phân phối khơng theo tập đồn, ngược lại, các nhà sản xuất, nhập khẩu thuộc tập đồn này ngồi việc cung cấp hàng hóa cho hệ thống bán lẻ của tập đồn mình cịn cung cấp hàng hóa cho hệ thống bán lẻ cho các tập đồn, các cơng ty khác và các nhà bán lẻ độc lập khác.
23
d) Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của EU
Một đặc điểm nổi bật của thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ theo một cách rất khác so với các nước đang phát triển. Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, EU thực hiện kiểm sốt sản phẩm trực tiếp tại nơi sản xuất, có hệ thống báo động tại chỗ cho các thành viên và đồng thời bãi bỏ kiểm soát sản phẩm tại biên giới. Hiện có ba tổ chức tiêu chuẩn hóa ở EU: Ủy ban Châu Âu về định chuẩn, Ủy ban Châu Âu về định chuẩn điện tử và Viện định chuẩn Viễn thông Châu Âu. Tất cả các sản phẩm đều có thể được bán tại thị trường này miễn là đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn chung của EU, luật và quy định quốc gia sử dụng chủ yếu nhằm cấm bán các sản phẩm được sản xuất từ các quốc gia có điều kiện chưa đạt mức độ an tồn như tiêu chuẩn EU đã đặt ra. Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, EU tích cực tham gia vào cuộc chiến chống hàng giả bằng cách không cho phép nhập khẩu hàng giả, những sản phẩm đánh cắp bản quyền, ban hành hướng dẫn kiểm sốt từng nhóm sản phẩm về chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.
24
Chương 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2017 - 2021