2.3. Thị trường cà phê EU
2.3.3. Kênh phân phối
Cà phê thường được mua từ các nước xuất khẩu thông qua các công ty thương mại, nhà môi giới và thương nhân quốc tế. Các nhà rang xay là trung tâm của kênh bán hàng quốc tế. Các nhà rang xay lớn nhất ở châu Âu có cơng ty thương mại của riêng họ. Các cơng ty này có thể mua trực tiếp từ nhà xuất khẩu hoặc thậm chí từ nhà sản xuất, khơng có trung gian. Tuy nhiên, hầu hết các nhà rang xay có xu hướng mua cà
42
phê thông qua các công ty thương mại quốc tế hoặc thông qua các đại lý nhập khẩu chuyên biệt đại diện cho các nhà xuất khẩu ở quốc gia sản xuất.
Không phải lúc nào cà phê cũng được bán trực tiếp cho nhà rang xay. Một lơ hàng cà phê có thể được giao dịch nhiều lần trước khi nó được bán cho một nhà rang xay. Do nguồn cung có thể thay đổi khơng ổn định nên thị trường cà phê thường xuyên biến động. Mặc dù cơ cấu thương mại khá giống nhau ở hầu hết các nước nhập khẩu, nhưng cũng có những điểm khác biệt. Ở một số quốc gia, như các nước Bắc Âu, khơng có nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu chính, chỉ có nhà rang xay và đại lý / nhà mơi giới. Ở một số nước khác, ví dụ ở các nước Đơng Âu, các nhà nhập khẩu thường nhập khẩu trực tiếp hoặc ngày càng mua thông qua các nhà buôn bán quốc tế tại các trung tâm cà phê lớn như Hamburg, Antwerp, Le Havre và Trieste.
Các nhà rang xay có vai trị quyết định trong phân phối cà phê. Họ phục vụ hai mảng thị trường riêng biệt:
- Thị trường bán lẻ, ở đó cà phê được mua chủ yếu, tuy khơng phải tất cả, để phục vụ tiêu dùng tại nhà;
- Thị trường tổ chức (dịch vụ), ở đó cà phê dành cho tiêu dùng công cộng, chẳng hạn nhà hàng, quán cà phê, quầy bar, bệnh viện, văn phòng, máy bán cà phê… Phân khúc bán lẻ cà phê được chia làm hai loại: tiêu dùng tại nhà và tiêu dùng công cộng. Đa số cà phê được dành cho bán lẻ, bán cho người tiêu dùng tại nhà.
Sơ đồ 2. 1: Phân khúc bán lẻ cà phê
43
Bán lẻ là phân khúc thị trường cà phê chủ yếu: (1) tiêu dùng qua bán lẻ (siêu thị, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng chuyên ngành) chiếm 70% lượng tiêu thụ cà phê và (2) tiêu dùng công cộng (quán cà phê, nhà hàng, công sở) chiếm 30%. Tuy nhiên, phần lớn thị trường bán lẻ lại do một nhóm các nhà rang xay đa quốc gia kiểm sốt. Khoảng 45% nhập khẩu cà phê hạt xanh trên thế giới do năm nhà rang xay lớn nhất mua, sau đó chủ yếu bán lại cà phê chế biến của họ cho thị trường châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.
Bảng 2. 8: Các công ty cà phê lớn tại Châu Âu Công ty Công ty và thương hiệu chi nhánh
Philip Morris
Kraft Foods, Jacob Suchard, Maxwell House, Splendid, Grand Mere, Carte Noir, Lyons, Birds, Brim, Gevalia, Maxim
Nestlé Taster’s choice, Nescafé, Hills Brothers, Lite, Sarks, MGB
Sara Lee / Douwe Egberts
Douwe Egberts, Merrild, La Maison du Café, Café do Ponte, Caboclo, Café Pilao, Seleto, Uniao, Marcilla, Sole
Procter & Gamble Folgers, Millstone, Highpoint
Tchibo Eduscho, Tchibo Privat kaffee
(Nguồn: CBI)
Aldi, Lavazza, Segafredo, Melitta, và Tchibo là các nhà rang xay châu Âu nổi tiếng, trong đó Aldi, Lavazza, Segafredo cũng là các nhà phân phối bán lẻ. Có một điều đặc biệt là trong khi hai nhà rang xay lớn nhất thế giới, Nestlé và Kraft (Philip Morris) có xuất xứ từ Thụy Sỹ và Mỹ, thì trên thực tế họ là những cơng ty tồn cầu với hoạt động chủ yếu ở EU. Lượng cà phê họ mua từ các nước trồng cà phê sẽ chủ yếu được xuất khẩu sang EU.