Diện tích và sản lượng

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 35 - 38)

2.1. Thực trạng sản xuất

2.1.1. Diện tích và sản lượng

Việt Nam là một trong những nước có sản lượng cà phê lớn và năng suất cao trên thế giới. Năng suất và sản lượng liên tục được cải thiện trong 10 năm qua, chủ yếu nhờ thay đổi tập quán canh tác theo hướng thâm canh, bền vững và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tốt.

Hiện năng suất cà phê của Việt Nam cao nhất thế giới, bình quân đạt 2,6 tấn / ha với hạt Robusta và 1,4 tấn / ha nhân với hạt cà phê Arabica. Việt Nam đứng thứ ba về diện tích trồng cà phê bền vững được chứng nhận, chỉ sau Brazil và Colombia. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có một bước chuyển hướng lớn sang sản xuất cà phê bền vững được chứng nhận, giúp nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu của các thị trường tồn cầu.

Biểu đồ 2. 1: Diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Các vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ và các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc là 5 vùng sản xuất chính. Trong đó, khu vực Tây Nguyên là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất cả nước (chiếm 89%) với diện tích khoảng 577 nghìn ha. Các tỉnh có sản lượng và diện tích trồng lớn nhất là Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông và Gia Lai.

25

Bảng 2. 1: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021

Năm 2017 2018 2019 2020 2021 So sánh năm 2017 - 2018 So sánh năm 2018 - 2019 So sánh năm 2019 - 2020 So sánh năm 2020 - 2021 Diện tích (nghìn ha) 664,6 680,7 690,1 695,6 694 16,1 9,4 5,5 -1,6 Sản lượng (nghìn tấn) 1529 1626,2 1657 1769 1830 97,2 30,8 112 61

(Nguồn: Tính tốn theo số liệu của Tổng cục Thống kê)

Theo số liệu thống kê 5 năm giai đoạn 2017 – 2021 diện tích và sản lượng của cây cà phê Việt Nam đều tăng chỉ có năm 2021 diện tích giảm nhẹ 1,6 nghìn ha so với năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích đạt 1,09%, về sản lượng đạt 4,59%

Năm 2017, diện tích trồng cà phê đạt 664,6 nghìn ha và sản lượng đạt 1.529 nghìn tấn.

Năm 2018 diện tích trồng cà phê đạt 680,7 nghìn ha tăng 2,42% tương đương với 16,1 nghìn ha so với năm 2017, sản lượng thu hoạch đạt 1.626,2 nghìn tấn tăng 6,36% so với năm 2017 tương ứng với tăng 97,2 nghìn tấn.

Năm 2019, diện tích trồng cà phê đạt 690,1 nghìn ha tăng 1,38% so với năm 2018, ứng với tăng 9,4 nghìn ha, sản lượng trong năm đạt 1.657 nghìn ha chỉ tăng 1,89% so với năm 2018 ứng với 30,8 nghìn tấn.

Năm 2020, chịu ảnh hưởng của dịch bệnh diện tích trồng cà phê chỉ đạt 695,6 nghìn ha có mức tăng thấp nhất trong 5 năm chỉ tăng 0,8% ứng với 5,5 nghìn ha. Nhưng sản lượng năm 2020 lại đạt 1.769 nghìn tấn tăng 6,76% mức tăng cao nhất trong 5 năm tương ứng với tăng 112 nghìn tấn có được kết quả này là nhờ các biện

26

pháp chống dịch hiệu quả của nhà nước, dịch bệnh chỉ ảnh hưởng đến quý 1 năm 2020, ba quý còn lại nhà nước khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy người dân tham gia vào sản xuất kinh doanh để phục hồi nền kinh tế. Việt Nam là một trong số ít các nước đạt tăng trưởng dương năm 2020.

Năm 2021, hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh từ quý 2 đến hết năm 2021, diện tích trồng cà phê đạt 694 nghìn ha ngành cà phê Việt Nam có năm đầu tiên tụt giảm diện tích trồng cây cà phê xong mức tụt giảm không nhiều chỉ giảm 0,23% so với năm 2020 tương ứng với giảm 1,6 nghìn ha. Sản lượng cà phê năm 2021 đạt 1.830 nghìn tấn, tin mừng là dù tụt giảm về diện tích trồng cây nhưng sản lượng lại tăng 3,45% so với năm 2020 ứng với tăng 61 nghìn tấn.

Biểu đồ 2. 2: Sản lượng cà phê bột và cà phê hòa tan giai đoạn 2017 - 2021

(Nguồn: Tính tốn theo số liệu Tổng cục Thống kê)

Việt Nam hiện nay chủ yếu sản xuất, chế biến cà phê thành cà phê phin, cà phê hòa tan, ... với nhiều sản phẩm khác nhau phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Các doanh nghiệp chế biến hiện nay có thể chia thành hai nhóm: chế biến cà phê ướt và đánh bóng cà phê bằng cơng nghệ tiên tiến, hiện đại. Cà phê rang xay và cà phê hòa tan chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ dưới 10%. Có rất ít cơng ty tham gia xuất khẩu sản phẩm cà phê tại tỉnh Gia Lai, bao gồm: Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoa Trang, Công ty TNHH Trung Hiếu, Công ty TNHH Thương mại và Chế biến Louis Dreyfus Việt Nam. Trong đó phải kể đến Cơng ty TNHH Vĩnh Hiệp. kim ngạch xuất khẩu cà phê rất lớn, bình quân khoảng 10.000 tấn cà phê một năm với 90% là cà phê nhân; 10% là cà phê rang bột và cà phê hòa tan.

27

Sản lượng cà phê bột và cà phê hòa tan liên tục tăng trong 5 năm qua cho thấy năng lực chế biến cà phê đã được cải thiện đáng kể như cà phê hòa tan của Vinacafe hay cà phê bột và cà phê hòa tan của Trung Nguyên đang dần chiếm lĩnh được thị trường trong nước. Tuy nhiên các doanh nghiệp FDI vẫn chiếm thị phần chính như Nestlé Việt Nam mỗi năm đã đầu tư trực tiếp từ 600 đến 700 triệu USD thông qua hoạt động thu mua cà phê. Hiện nay, Nestlé Việt Nam đang vận hành 4 nhà máy sản xuất chế biến tại Việt Nam với quy mô hơn 2.300 công nhân viên.

Tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng sản xuất cà phê bột và cà phê hòa tan giai đoạn 2017 – 2021 đạt 9,23%. Cụ thể: Năm 2017 đạt 99,4 nghìn tấn; Năm 2018 đạt 107,4 nghìn tấn tăng 8,05% so với năm 2017 ứng với tăng 8 nghìn tấn; Năm 2019 đạt 124,7 nghìn tấn có mức tăng 16,11% cao nhất trong 5 năm ứng với tăng 17,3 nghìn tấn; Năm 2020 đạt 131,1 nghìn tấn có mức tăng thấp nhất trong 5 năm chỉ tăng 5,13% so với năm 2019 tương ứng với tăng 6,4 nghìn tấn; Năm 2021 sản lượng vẫn tiếp tục tăng đạt 141,5 nghìn tấn tăng 7,93% so với năm 2020 ứng với tăng 10,4 nghìn tấn cà phê bột và cà phê hòa tan.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)