1.2. Tổng quan về ngành cà phê và xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu cà phê
a) Đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường
Xuất khẩu cà phê hàng năm tạo ra một lượng ngoại tệ lớn, lên đến hàng tỷ đô la một năm. Xuất khẩu cà phê góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu phát triển của chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Mặt khác, xuất khẩu cà phê cịn góp phần hình thành vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước.
Là một ngành thâm dụng lao động, xuất khẩu cà phê góp phần tạo ra nhiều việc làm và giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nền kinh tế. Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), mỗi năm ngành cà phê thu hút khoảng 600.000 lao động đến 700.000 cơng nhân, thậm chí trong ba tháng thu hoạch, số lượng cơng nhân có thể lên đến 800.000 nhân công. Lao động làm việc trong ngành cà phê chiếm khoảng 2,93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp và chiếm 1,83% tổng số lao động trong nền kinh tế quốc dân.
Mặt khác, với việc xác định cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, giúp nhà nước hỗ trợ được trong việc hoạch định các chiến lược như đầu tư phát triển, quy hoạch vùng một cách tập trung, hợp lý, chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả cao cho sự phát triển kinh tế của quốc gia.
Cà phê không chỉ là cây có giá trị kinh tế cao mà trồng cà phê còn giúp phủ xanh đất trống, bảo vệ mơi trường sinh thái. Vì cây cà phê thích hợp với vùng núi, đặc biệt là cây cà phê vối (cà phê Robusta).
b) Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu cà phê
Xuất khẩu cà phê giúp doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, thu được ngoại hối để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, mở rộng quy mô và nâng cao sản xuất làm tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Việc tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên về cà phê, nâng cao vị thế và hình ảnh của mình trong mắt khách hàng và trên thị trường thế giới, tạo lợi thế cạnh tranh nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng thị trường, gia tăng thị phần và lợi nhuận.
19
Đối với các doanh nghiệp nói chung, kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp cho doanh nghiệp có nhiều mặt hàng để lựa chọn trong kinh doanh, từ đó lựa chọn ra được mặt hàng buôn bán hiệu quả để tăng lợi nhuận và uy tín.
c) Đối với người trồng cà phê
Cà phê là mặt hàng quốc dân có nhu cầu khơng q cao do thói quen tiêu dùng của người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng, đặc biệt là khu vực phía Bắc là thích uống trà hơn cà phê. Do đó, xuất khẩu cà phê sẽ tìm được đầu ra cho sản phẩm của nông dân trồng cà phê, giúp họ bán được sản phẩm và tạo thu nhập.
Cà phê là cây trồng rất thích hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và Đơng Nam Bộ. Cà phê là cây trồng có giá trị kinh tế cao nên xuất khẩu cà phê sẽ giúp người trồng cà phê làm giàu trên chính mảnh đất q hương mình.
Ngoài ra, trồng cà phê xuất khẩu giúp cho người nông dân được tạo công ăn việc làm cho gia đình trong thời buổi nơng nhàn ngày nay. Ngồi ra, xuất khẩu cà phê giúp nông dân trồng cà phê được nhà nước và doanh nghiệp đầu tư về vật tư, giống, kỹ thuật giúp họ nâng cao năng suất lao động, thu hoạch và chất lượng sản xuất, từ đó tăng thu nhập cho chính họ.