Đánh giá chung về xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 72 - 77)

2017 – 2021

2.5.1. Những thành tựu đã đạt được

a) Xuất khẩu cà phê Việt Nam tiếp cận thêm một số thị trường trong EU

Từ năm 2019 cà phê Việt Nam đã xuất khẩu thêm sang hai thị trường Phần Lan và Hungary. Đặc biệt ở thị trường Hungary đã có sự tăng trưởng cao khi tăng trưởng bình quân đạt hơn 20% về kim ngạch và gần 19% về tỷ trọng. Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu đã vượt lên trên 3 quốc gia Đan Mạch, Phần Lan, Rumani, chứng cà phê Việt Nam đang ngày càng có chỗ đứng tại thị trường này.

62

b) Thuế nhập khẩu cà phê vào EU giảm

Bảng 2. 19: Thuế nhập khẩu cà phê vào EU trước và sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực

Chủng loại

Từ T8/2020 đến T7/2021 Từ T8/2019 đến T7/2020 Thuế xuất

(%)

Tiền thuế phải nộp (triệu đô)

Thuế xuất (%)

Tiền thuế phải nộp (triệu đô) Cà phê chưa rang hoặc đã rang 7,5 đến 9 76,09 đến 91,31 0 0 Cà phê chế biến 7,5 đến 11,5 5,34 đến 8,18 0 0

(Nguồn: Tính tốn từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Sau khi EVFTA chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020, thuế xuất nhập khẩu vào EU đã được xóa bỏ tồn bộ. Đối với mặt hàng cà phê chưa rang hoặc đã rang với mức thuế từ 7 đến 11% đã được xóa bỏ về mức 0%, tiền thuế phải nộp ở giai đoạn trước khi EVFTA có hiệu lực là từ 76,09 đến 91,31 triệu đơ với cà phê chưa rang hoặc đã rang, với cà phê chế biến tiền thuế phải nộp là từ 5,34 đến 8,18 triệu đơ. Khi EVFTA chính thức có hiệu lực đã xóa bỏ mức thuế xuất về 0% giúp sản phẩm cà phê của Việt Nam có giá cả cạnh tranh với các đối thủ khác khi xuất khẩu cà phê vào thị trường EU.

c) Kim ngạch cà phê chế biến tăng trưởng mạnh

Kim ngạch cà phê chế biến tăng trưởng mạnh là một tín hiệu đáng mừng vì đây là mặt hàng có giá trị cao được ưa dùng tại thị trường EU đặc biệt là sau tác động của đại dịch Covid-19 đã làm cho xu hướng thưởng thức và dùng cà phê tại nhà của người dân tăng cao thúc đẩy tiêu thụ cà phê chế biến trong đó tiêu biểu là loại cà phê hịa tan vì tính thuận tiện của nó. Cà phê hịa tan sử dụng dịng cà phê Robusta làm nền phối trộn sẽ thúc đẩy nhập khẩu cà Robusta của Việt Nam vào EU, đây cũng chính là dịng cà phê xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

d) Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ

Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam liên quan tới nơng sản nổi tiếng có tiềm năng xuất khẩu cao, trong đó có sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột và thêm nhiều dịch vụ mới cung cấp bởi đối tác EU

63

phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như về tài chính, bảo hiểm nơng nghiệp... Đây chính là lợi thế cạnh tranh lớn cho ngành cà phê Việt Nam tại thị trường EU. Vì vậy, ngoài việc phát triển thị trường cà phê truyền thống, các doanh nghiệp có thể cân nhắc đầu tư phát triển thương hiệu cà phê đặc sản tại vùng này và tận dụng các điều kiện ưu đãi mà phía EU dành cho cà phê của Việt Nam.

e) Năng lực chế biến được cải thiện đáng kể

Năng lực chế biến được cải thiện đáng kể đã giúp sản lượng và kim ngạch cà phê chế biến tăng. Phần lớn là nhờ các cơ sở chế biến được đầu tư nhiều hơn, hiện nay cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn. Cụ thể, gồm có: 97 cơ sở chế biến cà phê nhân với tổng công suất thiết kế 1,503 triệu tấn, tổng công suất thực tế đạt 83,6%; 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay với tổng cơng suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở chế biến cà phê hịa tan với tổng cơng suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 97,9%; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn với tổng cơng suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 81,6%.

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân a) Những hạn chế a) Những hạn chế

Tỷ trọng của các sản phẩm cà phê Việt Nam trong tổng lượng cà phê nhập khẩu của châu Âu vẫn còn rất nhỏ so với các nước khác. Sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa thực sự cạnh tranh được với các sản phẩm của Brazil, Italia và một số nước khác về chất lượng và độ nhận biết thương hiệu.

Chất lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta không đồng đều, đặc biệt là do cà phê Việt Nam thường bị phàn nàn về chất lượng kém và đôi khi bị từ chối gần 60% lượng xuất khẩu, chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng cà phê bị thải loại trên tồn thế giới. Điều này khơng chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp mà cịn làm giảm uy tín và sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, dẫn đến xuất khẩu cà phê Việt Nam bị thua lỗ hoặc bị ép giá.

Mặc dù nguồn cung sản phẩm cà phê của Việt Nam gần đây đã được cải thiện nhiều nhưng trên thực tế vẫn còn nghèo nàn về chủng loại sản phẩm và chưa có nhiều mẫu sáng tạo. Trong khi đó, sản phẩm đến từ các quốc gia khác rất đa dạng về mẫu mã, màu sắc, hoa văn… để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khác nhau của người dùng châu Âu. Ngoài ra, mẫu mã, kiểu dáng chưa phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

64

Mặt hàng cà phê Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn liên quan đến giá xuất khẩu. Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng theo nhiều chuyên gia, giá cà phê Việt Nam đang ở mức tương đối thấp. Thực tế là giá cà phê xuất khẩu sang châu Âu không cao đồng nghĩa với việc tài nguyên và phương tiện sản xuất bị lãng phí mà khơng được sử dụng hợp lý để đạt được kết quả tốt.

b) Những nguyên nhân

Công nghệ, dây chuyền sản xuất, chế biến cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém, năng suất và chất lượng sản xuất chưa cao. Việc các doanh nghiệp Việt Nam vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, năng lực quản lý yếu kém, khó giải quyết vấn đề vốn khiến sản lượng cà phê thành phẩm chỉ ở mức khiêm tốn, tỷ lệ chất lượng kém không đạt chuẩn cao. Do đó, các nhà nhập khẩu cà phê EU chọn nhập khẩu cà phê nhân từ Việt Nam với giá rẻ để họ có thể tự chế biến với dây chuyền sản xuất hiện đại hơn, cho ra sản phẩm cuối cùng với chất lượng cao hơn.

Việc quản lý chất lượng cà phê ở Việt Nam cịn nhiều hạn chế. Tình trạng thu hoạch quả xanh vẫn diễn ra tương đối phổ biến. Ngoài ra, để tăng năng suất cà phê thu hoạch, nhiều nơng dân cịn đầu tư tưới bằng phân bón đậm đặc, sử dụng nhiều chất kích thích sinh trưởng, … khơng đảm bảo chất lượng đầu ra.

Ngoài chất lượng cà phê xuất khẩu thấp, năng lực và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế cịn non nớt. Bên cạnh đó cịn do khả năng phân tích, nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, dự đốn tình hình cung cầu cà phê tại châu Âu và các thị trường xuất khẩu cà phê lớn khác của Việt Nam cịn yếu. Thêm vào đó, hầu hết các cơng ty, qn cà phê Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên rất khó đầu tư kinh phí, khảo sát và xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài.

Năng lực tham gia thương mại quốc tế của thị trường cà phê Việt Nam cịn yếu. Mặc dù có nhiều nỗ lực xuất khẩu cà phê ra thị trường nước ngồi nói chung và thị trường châu Âu nói riêng nhưng do khơng có tiềm lực tài chính mạnh nên các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam khơng có cơ hội tham gia các triển lãm, hội chợ và thị trường cà phê ở các nước phát triển. Ngoài ra, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa thực sự chủ động trong việc nghiên cứu và tìm hiểu đầy đủ các quy định về nhập khẩu của các nước khác. Ví dụ, hệ thống pháp luật thương mại của Châu Âu tương đối phức tạp, cà phê Việt Nam nhập khẩu vào Châu Âu phải tuân theo luật liên bang và luật nội bang.

Cà phê Việt Nam còn non trẻ, mới bắt đầu xuất khẩu trực tiếp ra thị trường nước ngồi nên cơng tác xúc tiến kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp chưa thống nhất và đồng bộ, kể cả từ khâu sản xuất, tiếp thị đến thâm nhập thị trường.

65

Đồng thời, việc tiếp cận thị trường quốc tế để tìm kiếm khách hàng mới và quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam đến khách hàng quốc tế cịn hạn chế. Kinh phí xúc tiến thương mại cịn ít so với nhiệm vụ duy trì và phát triển thị trường và nhu cầu của doanh nghiệp; tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu, dưới mức bình quân chung của nhiều nước trong khu vực.

Chưa kể thương hiệu cà phê Việt Nam còn khá yếu trên thị trường quốc tế dù được coi là “ông lớn” đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê. Các thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất Việt Nam là Cà phê Trung Nguyên, Cà phê Buôn Ma Thuột, Vinacafe, ... nhưng mức độ nhận biết của thương hiệu trên thị trường quốc tế còn rất yếu, hầu như chỉ được biết đến trên thị trường trong nước. Do đó, khách hàng nước ngồi rất dễ bắt các doanh nghiệp nước ta phải hạ giá khi chào bán sản phẩm.

66

Chương 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ

TRƯỜNG EU

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)