3.3.1. Về sản xuất chế biến
Cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành Cà phê một cách hiệu quả, như: xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến; áp dụng tiến bộ công nghệ cao; thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường; có giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp thu hút đầu tư; ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời, cũng cần khuyến khích, tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.
3.3.2. Về xây dựng thương hiệu
Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác xây dựng thương hiệu phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa. Hiện nay, công tác xây dựng, phát triển thương hiệu chưa được doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và triển khai hiệu quả, là một nguyên nhân dẫn đến nơng sản nói chung và cà phê nói riêng của Việt Nam chưa được người tiêu dùng trên thế giới biết đến, vị thế trong thương mại quốc tế của hàng hóa do vậy mà cũng thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần khảo sát nhu cầu của thị trường về các lĩnh vực gồm: thị phần, thị hiếu, chất lượng, giá cả. Từ đó, xác định tỷ trọng chế biến các loại sản phẩm (bao nhiêu % sản phẩm sơ chế; % sản phẩm tinh chế) để định hướng phát triển, xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của mình. Nhà nước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu thơng qua các chiến dịch truyền thơng, quảng bá hình ảnh; các chương trình đào tạo, hướng dẫn, nâng cao năng lực thiết kế, định dạng sản phẩm; và cách thức tạo dựng cũng như quảng bá thương hiệu.
Nhà nước cần nhanh chóng triển khai phổ biến tới các nhà sản xuất có sản phẩm từ cà phê và các nhà kinh doanh thương mại, để nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu ra nước ngoài. Tranh thủ sự hỗ trợ phía cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ của Trung ương, để được hướng dẫn, giúp đỡ và trợ giúp về mặt thủ tục để bảo vệ tài sản trí tuệ. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp cà phê xây dựng năng lực phát triển thương hiệu thông qua các hoạt động đào tạo, tư vấn và thơng tin nhằm nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, phát triển xuất khẩu,
73
mở mang thị trường nội địa làm nền tảng để xây dựng thương hiệu quốc gia, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm (hàng hóa,dịch vụ) và phát triển mạng lưới bán hàng, quản lý thương hiệu một cách chặt chẽ, đảm bảo uy tín và hình ảnh của thương hiệu cà phê khơng ngừng được nâng cao.
Các nhà sản xuất cà phê cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo hộ tài sản trí tuệ của mình ở nước ngoài. Trách nhiệm đăng ký thương hiệu trước tiên phải do các doanh nghiệp tự thực hiện. Các nhà sản xuất cà phê cần quan tâm hơn trong việc bảo vệ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài, đây là việc không ai làm thay được. Tuy nhiên với thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột là thương hiệu dùng chung của nhiều doanh nghiệp và hàng ngàn hộ nơng dân cùng sử dụng. Vì vậy, Hiệp hội Cà phê Bn Ma Thuột với tư cách là đại diện chung cho các doanh nghiệp và người sản xuất cà phê nước ta, nên đứng ra liên kết các doanh nghiệp để phát triển thương hiệu đồng thời đòi lại thương hiệu trong trường hợp bị chiếm đoạt.
Tập trung tuyên tuyền, hướng dẫn sử dụng thương hiệu chung cà phê Buôn Ma Thuột, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức kinh tế quản lý tốt chỉ dẫn địa lý, tập hợp thành các tổ chức tập thể hợp tác xã, câu lạc bộ … nhằm đảm bảo chức năng kiểm tra nguồn gốc, giám sát quá trình sản xuất, chế biến và kiểm tra việc bảo hộ thương hiệu. Có như thế mới giảm thiểu các thủ tục hành chính và tăng tính độc lập cho tổ chức hiệp hội cà phê Bn Ma Thuột. Từ đó có thể giúp cà phê Bn Ma Thuột khẳng định thương hiệu cà phê của mình với bạn bè thế giới. Tăng cường thơng tin Chương trình thương hiệu quốc gia và các sản phẩm cà phê đạt thương hiệu quốc gia, giáo dục ý thức tự hào dân tộc bằng việc sử dụng sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Tạo động lực cho doanh nghiệp đầu tư vào việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo cho nhãn hiệu trở thành vai trò quan trọng trong các chiến lược định vị thương hiệu và Marketing của doanh nghiệp.
3.3.3. Về xúc tiến thương mại
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cần chú trọng tuyển dụng và đào tạo cán bộ có trình độ ngoại ngữ và chun mơn; chủ động tham gia các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương định hướng cũng như do các Bộ, ngành, Hiệp hội tổ chức. Không những vậy, cũng cần tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế ở cả trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng, xây dựng kênh nghiên cứu và dữ liệu riêng về thị trường xuất khẩu thông qua sự hỗ trợ của cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại các nước để cập nhật thông tin, nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tín hiệu của thị trường.
74
3.3.4. Về xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng cà phê bền vững
Đầu tiên đối với người nông dân cần tuyên truyền đào tạo cho họ các kiến thức, kỹ thuật trồng chọt và thu hoạch theo các tiêu chuẩn như 4C, VietGAP hay Bộ quy tắc Tham chiếu về Cà phê Bền vững của Diễn đàn Cà phê Toàn cầu (GCP)
Đối với các doanh nghiệp chế biến cần có các cam kết bền vững từ quy trình kiểm sốt chặt chẽ về xả thải tại nhà máy, nhằm bảo vệ môi trường, nguồn nước, xây dựng hệ thống tái sử dụng vỏ cà phê, xử lý khí đốt tạo nên luân chuyển tài nguyên, tránh tiêu tốn và lãng phí.
Đối với hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, cần quản lý, thúc đẩy, giúp đỡ người nông dân và doanh nghiệp đạt các chứng nhận như UTZ, Rainforest Alliance, Fair Trade. Cụ thể:
- Đối với chứng nhận UTZ, đây là chương trình chứng nhận tồn cầu đảm bảo sản xuất một cách có trách nhiệm. Để đạt được chứng nhận này, Hiệp hội cần đào tạo cho người nông dân về việc bảo vệ môi trường thông qua kiểm định nghiêm ngặt các chất độc hại và đất canh tác. Đồng thời Hiệp hội cũng cần quan tâm đến đời sống người nông dân và cộng đồng một cách tồn diện thơng qua thiết lập các tiêu chuẩn đối với họ về cơ sở vật chất, y tế, giáo dục, nước sinh hoạt và nhà ở.
- Đối với chứng nhận Rainforest Alliance, đây là chứng nhận quan tâm đến vấn đề môi trường. Để đạt được chứng nhận này cần lập ra các tổ nghiên cứu để tìm giải pháp và chất thay thế thân thiện hơn với môi trường, vườn cà phê của nông dân phải bảo đảm đa dạng sinh học, khơng được phép độc canh cây cà phê làm thối hóa đất và gây ơ nhiễm môi trường.
- Đối với chứng nhận Fair Trade, đây là chứng nhận đảm bảo cơng bằng lợi ích cho nơng dân. Để đạt được chứng nhận này Hiệp hội cần lập ra các đoàn thanh tra để kiểm tra các nhà vườn, các doanh nghiệp thu mua và chế biến cà phê về tính cơng khai minh bạch, khơng có sự phân biệt về giới, khơng sử dụng lao động trẻ em, điều kiện làm việc của người lao động, công bằng về giá cả.