(Nguồn: Tính tốn theo số liệu Tổng cục Thống kê)
Việt Nam hiện nay chủ yếu sản xuất, chế biến cà phê thành cà phê phin, cà phê hòa tan, ... với nhiều sản phẩm khác nhau phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Các doanh nghiệp chế biến hiện nay có thể chia thành hai nhóm: chế biến cà phê ướt và đánh bóng cà phê bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Cà phê rang xay và cà phê hòa tan chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ dưới 10%. Có rất ít cơng ty tham gia xuất khẩu sản phẩm cà phê tại tỉnh Gia Lai, bao gồm: Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoa Trang, Công ty TNHH Trung Hiếu, Công ty TNHH Thương mại và Chế biến Louis Dreyfus Việt Nam. Trong đó phải kể đến Cơng ty TNHH Vĩnh Hiệp. kim ngạch xuất khẩu cà phê rất lớn, bình quân khoảng 10.000 tấn cà phê một năm với 90% là cà phê nhân; 10% là cà phê rang bột và cà phê hòa tan.
27
Sản lượng cà phê bột và cà phê hòa tan liên tục tăng trong 5 năm qua cho thấy năng lực chế biến cà phê đã được cải thiện đáng kể như cà phê hòa tan của Vinacafe hay cà phê bột và cà phê hòa tan của Trung Nguyên đang dần chiếm lĩnh được thị trường trong nước. Tuy nhiên các doanh nghiệp FDI vẫn chiếm thị phần chính như Nestlé Việt Nam mỗi năm đã đầu tư trực tiếp từ 600 đến 700 triệu USD thông qua hoạt động thu mua cà phê. Hiện nay, Nestlé Việt Nam đang vận hành 4 nhà máy sản xuất chế biến tại Việt Nam với quy mô hơn 2.300 công nhân viên.
Tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng sản xuất cà phê bột và cà phê hòa tan giai đoạn 2017 – 2021 đạt 9,23%. Cụ thể: Năm 2017 đạt 99,4 nghìn tấn; Năm 2018 đạt 107,4 nghìn tấn tăng 8,05% so với năm 2017 ứng với tăng 8 nghìn tấn; Năm 2019 đạt 124,7 nghìn tấn có mức tăng 16,11% cao nhất trong 5 năm ứng với tăng 17,3 nghìn tấn; Năm 2020 đạt 131,1 nghìn tấn có mức tăng thấp nhất trong 5 năm chỉ tăng 5,13% so với năm 2019 tương ứng với tăng 6,4 nghìn tấn; Năm 2021 sản lượng vẫn tiếp tục tăng đạt 141,5 nghìn tấn tăng 7,93% so với năm 2020 ứng với tăng 10,4 nghìn tấn cà phê bột và cà phê hịa tan.
2.1.2. Cơ cấu chủng loại cà phê trồng ở Việt Nam