1. Cần có sự tham dự của DN vào q trình lập chính sách: Ngun tắc trong phát
triển xã hội là mọi người đều có quyền tham gia vào tất cả hoạt động của xã hội, hay cộng đồng. Trong việc tác động của chính sách cơng đến DN cho thấy, sự tham gia của khu vực công vào hoạt động kinh tế rất nhiều, trong khi DN hầu như chịu sự tác động một cách bị động vào chính q trình phát triển của mình. Ngun tắc phát triển cộng đồng đã chỉ ra rằng, cộng đồng phải có tính tự chủ của mình, sự can thiệp của Nhà nước vào sự phát triển của cộng đồng DN cần theo phương pháp luận từ dưới lên, xuất phát từ nhu cầu của chính DN.
2. Khuyến kích các cán bộ NC&PT đến làm việc tại các DN, nhà nước phải xây dựng
cơ chế, chính sách về tiền lương, và các chính sách xã hội khác đối với cán bộ này, trong bối cảnh hiện nay, việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN sẽ tạo ra một lực lượng cán bộ KH&NC dôi dư, trong khi đó DN lại rất cần những cán bộ này. Các cán bộ này là những chun giỏi có vai trị như người gác cổng đối với DN trong việc quyết định đầu tư vào KH&CN, hoạt động đổi mới vì “Mức độ lưu chuyển các nhà khoa học hoặc công nghệ sẽ ảnh hưởng đến tốc độ lan
truyền của các phát triển mới” (Oslo-OECD), hơn nữa để DN tích cực đầu tư vào KH&CN, cần có nhiều chuyên gia giỏi để có thể tiếp thu và chuyển giao tri thức mới trong nội bộ DN, bên
cạnh đấy có thể giải mã tri thức mới cho DN vì “Tri thức được mã hóa trong các bằng sáng chế, tài liệu chun mơn và tạp chí khoa học”, những yếu tố quan trọng nhưng DN thường bỏ qua do nhận thức còn hạn chế. Kinh nghiệm này rất thành cơng ở Trung Quốc.
3. Khuyến khích DN xây dựng mơi trường văn hóa mới trong DN, như chuẩn mực
ứng xử, tác phong làm việc, tinh thần tập thể, tinh thần phấn đấu tăng cường trình độ và tri thức
mới….để có được tri thức phục vụ cho đổi mới, các nhân tố con người, xã hội và văn hóa có tầm quan trọng đối với hoạt động đổi mới hiệu quả ở cấp công ty, các nhân tố này hầu hết dựa vào việc học hỏi ngay chính trong nội bộ DN.
4. Xây dựng các kênh lan truyền, phổ biến tri thức trong hệ thống quốc gia, thông
qua việc khai thác sự đa dạng của KH&CN, hoạt động đổi mới, Nhà nước cần có cơ chế chọn
lọc những tri thức, kinh nghiệm, kiến thức KH&CN mới phổ cập và phổ biến rộng rãi trên các phương tiện tuyền thông đại chúng, thông qua các tổ chức chính trị tại địa phương để tiếp tục
phổ biến và tác động đến DN.
5. Các chương trình trọng điểm Nhà nước phải có cơ chế cho DN tham gia, sự tham
gia sẽ giúp DN nâng cao NL đổi mới của mình. Sự tích lũy nhanh chóng của nghiên cứu về đổi mới, gồm cả lý thuyết tăng trưởng mới vừa xuất hiện, có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển
chính sách KH&CN cũng như các chính sách khác có ảnh hưởng đến NL đổi mới quốc gia”.
6. Công khai, minh bạch hóa hoạt động hỗ trợ, tài trợ cho DN. Khơng phân biệt các
loại hình DN trong hệ thống quốc gia, xây dựng sự bình đẳng thật sự theo cơ chế “các bên”. Bên cạnh đấy trách nhiệm, tính năng động của các tổ chức quản lý KH&CN từ trung ương đến địa
phương thường xuyên được củng cố, kiểm soát nhằm phát hiện những nhân tố khơng phù, gây cản trở q trình khuyến khích DN. Đẩy mạnh vai trò của địa phương: EC đã nhấn mạnh vai trị khơng thể thiếu được của các cấp địa phương hay “địa phương hóa KH&CN” là rất quan
trọng. Thực tế cho thấy, thiếu đi vai trò của địa phương tạo ra nhiều trở ngại cho DN và quản lý hoạt động KH&CN tại địa phương của Nhà nước. Vấn đề quan trọng không phải cứ cải cách là phá bỏ tất cả vai trò của địa phương, điều quan trọng đó là phương thức tác động đến các cấp địa phương trong việc khuyến khích DN có hoạt động SXKD đầu tư vào hoạt động KH&CN, hoạt động đổi mới một cách hiệu quả.
7. Thường xuyên đào tạo DN nhằm nâng cao trình độ, tư duy và nhận thức của DN về
vai trò của KH&CN đối với hoạt động SXKD, cạnh tranh. Tăng cường và hỗ trợ tối đa cho DN thăm quan, thâm nhập, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác quốc tế về KH&CN cho DN. Phổ biến tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm mới trên các kênh truyền thông
đại chúng như VTV1, đài báo. Đối với từng ngành khác nhau, cách thức phổ biến có khác nhau,
hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp đã được phát triển tốt. Riêng trong lĩnh vực công nghiệp
cần phối hợp với Truyền hình Việt Nam xây dựng một chương trình phổ biến kiến thức trong lĩnh vực phát triển công nghiệp.
8. Hiểu biết và đánh giá được năng lực của DN. DN ở các khu vực khác nhau có năng
lực đổi mới, cạnh tranh và phát triển khác nhau. Khơng có chính sách chung cho tất cả các loại hình DN, chính sách cần mang tính đặc thù theo các loại hình DN, khu vực, qui mơ và trình độ KH&CN của DN.
9. Phải tiến hành thử nghiệm ở qui mô nhỏ trước khi nhân rộng bất cứ một cơ chế,
chính sách khuyến khích nào đối với DN. Đầu tư vào KH&CNmang tính mạo hiểm và rủi ro rất cao, cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào KH&CN thực chất chứa đựng những rủi ro nhất định. Trong khoa học tự nhiên, các nhà khoa học rất thận trọng khi ứng dụng một chế
phẩm hoặc phương thức chữa bệnh lên con người, họ thường xuyên thơng qua phịng thí nghiệm, kiểm nghiệm, nghiên cứu khác nhau trước khi ứng dụng vào cuộc sống.