I. Tổng quan các văn bản qui phạm pháp luật về KH&CN đã ban hành giai đoạn 1999-
a. Nguyên nhân khách quan
Thời điểm ban hành cơ chế, chính sách, xuất hiện nhiều thành phần kinh tế: Chặng
đường đổi mới và phát triển của Việt Nam suốt những năm 80 đến những năm 20 đã xuất hiện
nhiều nhân tố mới, nhiều thành phần kinh tế. Đại hội VI năm 1986, Đảng ta khẳng định chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, mở cửa theo định hướng XHCN; Đại hội VII (1991) và Đại hội VIII (1996) ghi nhận cơ chế thị trường; Đại hội IX (2001), khẳng định phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Giai đoạn từ 1999-2005 là giai đoạn Việt Nam quyết tâm và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển
KH&CN các ngành đã được định hướng, nhiều chính sách đổi mới được hình thành.
Chính phủ đã áp dụng các biện pháp ổn định tài chính và tiền tệ để chống lạm phát; áp
dụng cơ chế thị trường trong lĩnh vực giá cả, tỷ giá, lãi suất, xoá bỏ cơ chế nhà nước định giá; xác lập cơ chế giá cả do thị trường định; thực hiện tự do hóa thương mại; bãi bỏ chế độ Nhà
nước độc quyền phân phối hàng hóa và dịch vụ, cho phép mọi DN thuộc mọi thành phần kinh tế
được kinh doanh thương mại...Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đại hội khóa IX
chính, ngân hàng, hệ thống ngân hàng Việt Nam từ sau đổi mới đã có những thay đổi quan
trọng-hình thành một hệ thống ngân hàng thương mại gồm 6 ngân hàng quốc doanh, 51 ngân hàng cổ phần, 23 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh; các ngân hàng quốc doanh đã ngày càng chuyển sang hoạt động kinh doanh tiền tệ.
Sự thay đổi thể chế-nhiều DN ra đời:"Thể chế là các quy tắc, cơ chế thi hành và các tổ
chức, kể cả các chuẩn mực, về hành vi mà dựa vào đó các cá nhân tương tác với nhau. Thể chế còn là cách tổ chức thực hiện các qui tắc và quy phạm đạo đức nhằm đạt được các kết quả mong muốn. Các chính sách ảnh hưởng tới việc thể chế nào sẽ thay đổi, còn thể chế ảnh hưởng tới việc chính sách nào sẽ được áp dụng" (Douglass C.North). Trong giai đoạn từ 1999-2005, hình
thành hệ thống luật pháp thích hợp với kinh tế thị trường, ban hành nhiều luật mới như: Bộ luật hình sự, Luật đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư trong nước, Luật thương mại, Luật ngân hàng và tín dụng, Luật DN, các Luật về thuế, Luật phá sản của Chính phủ và các bộ các ngành, Luật KH&CN năm 2000, Luật DN năm 2004 là cơ sở pháp lý cho các DN hoạt động. Đặc biệt là sửa
đổi Hiến pháp năm 1992 vào năm 1999, nhiều thành phần, đối tượng trong xã hội được tách ra
khỏi Luật Dân Sự, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân trong hệ thống kinh tế Việt Nam vốn trước đây bị bỏ qua, đã được bổ sung vào Hiến pháp. Sự thay đổi thể chế có tác động rất lớn đến DN, tạo ra môi trường và hành lang pháp lý để DN yên tâm đầu tư vào hoạt động SXKD, hoạt
động đổi mới trong đó có hoạt động KH&CN. Tuy nhiên, chính sách khuyến khích DN đầu tư
vào KH&CN cho đến nay còn khá khiêm tốn về số lượng.
Chuyển đổi hệ thống DN: Sự thay đổi thể chế, đã mang lại nhiều thành phần DN, bên
cạnh đấy, DNNN sau nhiều thập niên hoạt động khơng có hiệu quả.Giai đoạn 1999-2005 đòi hỏi sắp xếp, đổi mới nhanh chóng. Theo tinh thần Nghị quyết TW3, TW9 (Khố IX) của Đảng, Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 22/10/2004 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 11/2004/CT-TTg ngày 30/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới DNNN, theo đó phải
đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hoá. Đến nay, theo Tổng cục thống kê Việt Nam DNNN
ngày một giảm và chuyển sang nhiều hình thức khác nhau, DN ngồi Quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngồi tăng dần lên. Các nhân tố khách quan trên tác động rất lớn đến việc quan tâm của DN về cơ chế, chính sách mới của Nhà nước, kể cả những DN mới thành lập lẫn DN đã thành lập trước đây, ở cả hai khu vực công và tư nhân.