Trung Quốc ở giai đoạn đầu phát triển KH&CN, cơ chế, chính sách ban đầu của Thái Lan chủ
yếu là thúc đẩy và khuyến khích đầu tư FDI vào KH&CN thông qua cơ chế hợp tác và tham dự
của các bên có liên quan từ những năm 1970 cho đến 1990. Từ những năm 90 đến nay, Chính phủ khuyến khích khu vực tư nhân sử dụng cơng nghệ chuyển giao từ FDI, liên kết và phát triển KH&CN với phát triển cơng nghiệp.
Chính sách đầu tư cho NC&PT và nhân lực KH&CN: Năm 2003, Thái Lan đã sử dụng
15.500 triệu baht cho NC&PT, bằng 0,26% GDP (trong đó, 7.364 triệu baht thuộc ngân sách của Chính phủ). Nghiên cứu ứng dụng chiếm phần lớn NC&PT (46,4%), tiếp theo là triển khai thực nghiệm (35%) và nghiên cứu cơ bản (18,6%). Trong khu vực DN tư nhân, chiếm phần lớn nhất là chi phí triển khai thực nghiệm (53,%), tiếp theo là nghiên cứu ứng dụng (37,7%) và nghiên
cứu cơ bản (9,3%). NC&PT trong KH&CN so với NC&PT trong khoa học xã hội có tỷ lệ 85/15. NC&PT trong công nghệ và kỹ thuật chiếm phần lớn nhất (37,6%), tiếp theo là khoa học nông nghiệp (20,2%), khoa học tự nhiên (15,9%), khoa học xã hội (13,5%), khoa học y dược (11,1%) và nhân văn (1,7%). Kinh phí NC&PT (năm 2003) được phân bổ như sau: Chi phí thường xuyên 12.728 triệu baht (82,1%), bao gồm chi phí lao động (8.814,6 triệu baht, 69,3%), chi phí khác (3.913,4 triệu baht, 30,7%) và chi phí đầu tư (2.771,2 triệu baht, 17,9%), bao gồm cả chi phí cho thiết bị và dụng cụ (2.208,2 triệu baht, 79,7%) và chi phí xây dựng và đất đai (563 triệu baht,
20,3%).
Tổng nhân lực NC&PT trong năm 2003 là 76.184 người, bao gồm 29.850 nghiên cứu viên (39,2%), 27.467 trợ lý nghiên cứu (36%) và 18.867 nhân viên hỗ trợ (24,8%). Có tất cả 42.397 người /năm theo quy đổi tương đương thời gian đầy đủ (FTE), bao gồm 18.114 nghiên
cứu viên hay trung bình là 5,22 nghiên cứu viên tính theo 10.000 lao động và trung bình là 2,87 nghiên cứu viên tính theo 10.000 dân. Khu vực giáo dục đại học cơng có số nhân lực NC&PT cao nhất (39,9%), tiếp theo là khu vực Chính phủ (36,2%), khu vực DN tư nhân (15,9%), khu vực phi lợi nhuận tư nhân (4,6%), khu vực giáo dục đại học tư nhân (2,2%) và khu vực DN công (1,2%). Năm 2003, tất cả nhân lực NC&PT đều mang quốc tịch Thái Lan, với tỷ lệ nam/nữ là 51/49. Trong số các nghiên cứu viên có 15,1% tiến sỹ, 53,2% cao học, 11,4% đại học, 0,8% dưới đại học, cịn lại 19,5% khơng rõ bằng cấp. Tỷ lệ nhân lực nghiên cứu đầy đủ thời gian và làm part-time là 32/68. Số nhân lực nghiên cứu đầy đủ thời gian là 13.650 nghiên cứu viên,
5.537 trợ lý nghiên cứu và 5.313 nhân viên hỗ trợ; số part -time bao gồm 16.200 nghiên cứu viên, 21.930 trợ lý nghiên cứu và 13.554 nhân viên hỗ trợ.
Chi phí cho NC&PT của Thái Lan năm 2003 thấp hơn Mỹ và nhiều nước khác. Mỹ, Đức khoảng từ 2,2-2,96%; Trung Quốc khoảng 1,24 đến 1,94%; phần lớn chi phí NC&PT của Thái Lan thuộc về khu vực Chính phủ. Nhân lực quy đổi tương đương của Thái Lan là 2,9 nghiên cứu viên/10.000 dân, thấp hơn nhiều nước. Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản có khoảng 50-70; Mỹ, Xingapo, Canađa, Đức và Hàn Quốc là 30-46; Pháp và Anh khoảng 27,0-29,1; Trung Quốc 6,3; Malaixia 4,3; Philipin 2,1.
Cơ chế quản lý KH&CN và chính sách phát triển: Hệ thống quản lý ở Thái Lan có 2 cấp:
Trung ương và địa phương. Cơ sở của hệ thống quản lý quốc gia cơ bản được dựa trên 3 bộ luật: Luật về quản lý nhà nước, Luật Tổ chức chính phủ và Luật Dịch vụ cơng. Thái Lan khơng có các Sở KH&CN (đây là điểm khác biệt về tổ chức hệ thống quản lý KH&CN giữa Thái Lan và Việt Nam), tuy nhiên nước này có các biện pháp riêng để phát triển các nhân tố KH&CN tại các tỉnh. Các trường đại học được coi như những nhân tố của KH&CN tại các địa phương, Chính phủ hy vọng sẽ tăng cường nguồn nhân lực KH&CN, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu cụ thể theo từng đặc thù của từng địa phương. Các nhà nghiên cứu và sinh viên tại các trường thực hiện
nhiều nội dung nghiên cứu phục vụ cho chính địa phương đó. Tại các địa phương, các trường
hoặc các viện nghiên cứu được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 có chương trình đào tạo cố định và nhóm 2 khơng có chương trình cố định. Nhóm 1 nhận ngân sách từ tỉnh và nhóm 2 nhận ngân sách trực tiếp từ Bộ KH&CN. Thơng qua các chương trình phát triển của các địa phương, điển hình như chương trình OTOP, theo mơ hình của Nhật Bản, từ năm 2002 với chủ trương tận dụng các nguồn nhân lực và các nguồn tài nguyên theo đặc thù của từng địa phương để sản xuất ra
những sản phẩm được quốc tế chấp nhận, đến nay đã có trên 600 đầu sản phẩm thuộc các nhóm khác nhau.
Các tổ chức quản lý-các kênh phân bổ ngân sách cho cơ quan NC&PT: Thái Lan cơng bố chính sách quốc gia về KH&CN lần đầu tiên vào năm 1979. Đến nay, đã cho ra đời nhiều tổ
(NRCT), Văn phịng Chính sách và Chiến lược (OPS-trước kia là Văn phịng Chính sách và Kế hoạch KH&CN thuộc Bộ KH&CN), Quỹ Nghiên cứu Thái Lan (TRF-Thailand Research Fund), Cơ quan Phát triển KH&CN Quốc gia (NSTDA), Hội đồng Chính sách KH&CN Quốc gia
(NSTC) và Cơ quan Đổi mới Quốc gia (NIA). Trong các cơ quan này, 3 tổ chức có uy tín, đồng thời chịu trách nhiệm phân bổ ngân sách quốc gia cho NC&PT là: NRCT, TRF, NSTDA. Ngoài ra, NIA đóng vai trị ngày càng quan trọng trong việc phát hiện, nuôi dưỡng các tài năng sáng tạo trẻ, tôn vinh các nhà khoa học có thành tích trong hoạt động đổi mới công nghệ tại Thái Lan. Mục tiêu của Thái Lan là đạt số lượng các DN có thực hiện đổi mới tăng 35% và tổng giá trị các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng tri thức cao, đạt mức bình quân của OECD. Tăng thu nhập quốc dân tính theo đầu người, tạo ra một cộng đồng mạnh và cải thiện chất lượng cuộc
sống. Các công nghệ ưu tiên là: Công nghệ sinh học, tin học và truyền thông, vật liệu và công nghệ nano. Thái Lan đã đề ra một chiến lược phát triển KH&CN với NL nội sinh và đổi mới để tăng sức cạnh tranh của khu vực công nghiệp. Phát triển nhân lực KH&CN, đảm bảo đáp ứng
cho nhu cầu của tương lai về số lượng và chất lượng. Phổ biến và thúc đẩy phát triển các cụm sản phẩm trong những ngành ưu tiên, gồm có nơng nghiệp, thực phẩm, điện tử, thiết kế phần
mềm, ô tơ, chăm sóc sức khỏe, thời trang và năng lượng. Tăng cường phát triển kinh tế vùng thông qua thúc đẩy sản xuất và dịch vụ. Đẩy mạnh phát triển các công nghệ sạch để bảo tồn một môi trường thiên nhiên lành mạnh.
*Rút ra một số vấn đề từ kinh nghiệm của các nước: Khung cơ chế, chính sách đặt trọng tâm vào đổi mới, tạo ra nhiều tri thức cho các DN trên cơ sở một mơi trường thể chế ổn
định, an tồn. Điều chỉnh khung thể chế (luật pháp, kinh tế, tài chính, giáo dục) hình thành nên
các qui tắc và cơ hội cho đổi mới. NC&PT chỉ là một bộ phận của chính sách cơng có tác động lên NL đổi mới, các NL khác cũng có thể thúc đẩy hoặc hạn chế. Mơ hình cộng tác NC&PT dựa trên sự hợp tác cao, sự thoả hiệp, sự sẵn sàng giúp đỡ bên trong tổ chức và sự cam kết mạnh mẽ của giới cấp cao trong việc thực hiện các mục tiêu, chiến lược và tầm nhìn. Cơ chế cộng tác NC&PT diễn ra trên cơ sở có sự cam kết và thực hiện nhiệm vụ từ các mục tiêu chiến lược và tầm nhìn cho tương lai. Kết quả của quá trình cộng tác là sự gia tăng nhiều văn bằng phát minh, sáng chế, quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền và các quyền có liên quan trong quá trình chuyển giao cơng nghệ. Giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nhưng năng xuất tăng lên không ngừng, sản phẩm hàng hố ln đổi mới, chất lượng các sản phẩm được nâng cao. Nhiều hoạt động trên
phạm vi quốc tế được diễn ra (gia nhập WTO); bảo hộ văn bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu hàng hố, dịch vụ. Lợi ích kinh tế từ cộng tác NC&PT không nằm trong một cá nhân, một tổ chức riêng biệt, tính chất mới của lợi ích này trên phạm vi tồn cầu, lợi ích các quốc gia phải phù hợp với thơng lệ quốc tế mà ở đó cơ hội và sự bình đẳng là ngang nhau.
Cơ chế, chính sách tài chính: Hình thành quỹ cơng ích và quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ cơng ích tài trợ thơng qua các chương trình, dự án, đề án, vì mơ hình này bao gồm nhiều vấn đề về sở hữu trí tuệ (các sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu và thương hiệu hàng hố, kiểu dáng cơng nghiệp). Sở hữu trí tuệ là nhân tố cạnh tranh giữa khu vực công và tư, giữa các tổ chức, và giữa các quốc gia, khu vực, là chìa khố cho sự đổi mới, tính ‘bảo mật-thơng tin’, ‘bảo mật-bí quyết cơng nghệ’ được đặt lên hàng đầu, chính vì vậy các quỹ cơng ích ln là nguồn đầu tư chính cho mơ hình cộng tác của các tổ chức NC&PT và DN cơng nghiệp.
Chính sách đầu tư mạo hiểm: Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã có các loại chương trình đầu tư mạo hiểm khác nhau với 3 hình thức chủ yếu là: đầu tư vốn trực tiếp (đầu tư cổ
phần, vốn vay của chính phủ), các chính sách khuyến khích về tài chính (khuyến khích thuế, bảo lãnh vay, bảo lãnh cổ phần) hoặc tạo cơ chế cho các nhà đầu tư mạo hiểm hoạt động. Trong các hình thức trên, đầu tư vốn trực tiếp chiếm ưu thế hơn cả.