Chính sách tài chính-Nghị định 119/1999/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cơ chế, chính sách công đến việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ (Trang 36 - 39)

I. Tổng quan các văn bản qui phạm pháp luật về KH&CN đã ban hành giai đoạn 1999-

3. Phân tích trường hợp một số cơ chế, chính sách có tác động đến DN

3.1.1. Chính sách tài chính-Nghị định 119/1999/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày

18/9/1999, về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các DN đầu tư vào hoạt động KH&CN. Hiện có khoảng 15.87% DN điều tra đang vận dụng cơ chế, chính sách này (trong đó DN-NN 3.17%; DNCN 12.70%).

Phạm vi điều chỉnh, Nghị định này quy định một số chính sách và cơ chế tài chính

khuyến khích các DN đầu tư vào hoạt động KH&CN. Hoạt động KH&CN được khuyến khích bao gồm: Hoạt động nghiên cứu-triển khai, ứng dụng các kết quả KH&CN, đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm mới và Dịch vụ KH&CN.

Đối tượng áp dụng, cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Trong tổng số 129 DN điều tra có khoảng 15.87% DN đang vận dụng cơ chế, chính sách này, đây là chính sách được DN vận dụng và quan tâm nhiều nhất.

-Các chính sách và cơ chế khuyến khích

Thuế suất thuế thu nhập DN: DN hoạt động theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước

(sửa đổi) có các hoạt động ứng dụng cơng nghệ cao, dịch vụ KH&CN được áp dụng thuế suất

thuế thu nhập DN đối với phần thu nhập thu được từ các hoạt động: a) Thuế suất 25%; b) Thuế suất 20% đối với DN đầu tư ở địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn; c) Thuế suất 15% đối với DN đầu tư ở địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; d) DN có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam có dự án đầu tư vào các lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ cao, dịch vụ KH&CN được áp dụng thuế suất thuế thu nhập DN 20% trong thời hạn 10 năm kể từ khi hoạt động SXKD.

Miễn, giảm thuế thu nhập DN: a) Thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng nghiên cứu-

triển khai; b) Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp; c) Thu nhập từ việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, quy trình cơng nghệ.

Các DN thuộc diện ưu đãi theo quy định tại Nghị định này không phải nộp thuế thu nhập bổ sung từ các hoạt động KH&CN theo quy định tại khoản 1, Điều 10 Luật Thuế thu nhập DN; DN hoạt động theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) có dự án đầu tư vào hoạt động dịch vụ KH&CN; các dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ được hưởng các ưu đãi như sau: a) Được miễn thuế thu nhập DN cho phần

thu nhập tăng thêm của năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp 04 năm tiếp theo do đầu tư mới này mang lại; b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng tại địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn được miễn thuế thu nhập DN cho phần thu nhập tăng thêm của 03 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp 05 năm tiếp theo do đầu tư mới này mang lại; c) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng tại địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn được miễn thuế thu nhập DN cho phần thu nhập tăng thêm của 04 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp 07 năm tiếp theo do đầu tư mới này mang lại; DN có vốn đầu tư nước ngồi và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam có các dự án đầu tư vào hoạt động

KH&CN được miễn thuế thu nhập DN 01 năm đầu, kể từ khi có thu nhập phải chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 02 năm tiếp theo.

Ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất: 1) DN hoạt động theo Luật

Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) có đầu tư vào hoạt động KH&CN, nếu sử dụng đất được giao hoặc đất thuê để xây dựng cơ sở nghiên cứu KH&CN; phịng, trạm, trại, xưởng thí

nghiệm, thực nghiệm thì đối với phần diện tích đất này DN được hưởng các ưu đãi về tiền sử

dụng đất, tiền thuê đất và thuế sử dụng đất như sau: a) Trường hợp được giao đất phải trả tiền sử dụng đất: Được giảm 50% tiền sử dụng đất; Được miễn tiền sử dụng đất nếu sử dụng đất được

giao tại địa bàn có điều kiện KT-xh khó khăn hoặc tại địa bàn có điều kiện KT-xh đặc biệt khó

khăn. b) Trường hợp thuê đất phải trả tiền thuê đất: Được miễn tiền thuê đất 06 năm, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất; Nếu thuê đất tại địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn được miễn tiền

thuê đất 15 năm, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất; Nếu thuê đất tại địa bàn có điều kiện KT-XH

đặc biệt khó khăn được miễn tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện dự án; c) Trường hợp được giao đất phải trả tiền thuế sử dụng đất: Được miễn thuế sử dụng đất 06 năm, từ khi được

giao đất; Nếu sử dụng đất được giao tại địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn được miễn tiền thuế sử dụng đất 15 năm, từ khi được giao đất; Nếu sử dụng đất được giao tại địa bàn có điều

kiện KT-XH đặc biệt khó khăn được miễn tiền thuế sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện

dự án. 2). Nhà đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có đầu tư vào lĩnh vực KH&CN nếu có th đất để xây dựng phịng thí nghiệm, xưởng chế thử hoặc để thực hiện nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm thì đối với phần diện tích đất này, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo quy

định của pháp luật hiện hành về tiền thuê đất.

Ưu đãi về thuế nhập khẩu: Hàng hoá nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, thiết bị khoa học kỹ thuật có bộ phận điều khiển tự động, mẫu thí nghiệm, dụng cụ đo lường và thí nghiệm phục vụ trực tiếp cho các dự án, hợp đồng nghiên cứu-triển khai mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu được miễn thuế nhập khẩu.

Ưu đãi về tín dụng: DN hoạt động theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)

có các hoạt động quy định tại Điều 1 của Nghị định này được vay vốn trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi, mức vốn vay được đáp ứng đến 70% số vốn đầu tư tại Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ hỗ trợ phát triển KH&CN. Trong trường hợp DN được Quỹ hỗ trợ phát triển bảo lãnh vay vốn trung hạn và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, DN sẽ được Quỹ hỗ trợ phát triển cấp bù khoản chênh lệch giữa lãi suất vay ưu đãi với lãi suất vay thơng thường.

Các chính sách khuyến khích khác: DN khi sử dụng cơng nghệ là kết quả của đề tài

nghiên cứu KH&CN do ngân sách Nhà nước đầu tư kinh phí (trừ các cơng nghệ thuộc bí mật về an ninh, quốc phịng và các đối tượng sở hữu cơng nghiệp khác đang được bảo hộ) chỉ phải trả tiền thù lao cho tác giả đã nghiên cứu ra công nghệ đó. Nhà nước hỗ trợ DN tối đa khơng q

30% tổng kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành nghề Nhà nước ưu tiên khuyến khích do DN thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan khoa học thực

hiện. DN hoạt động theo Luật DN Nhà nước được trích 50% thu nhập tăng thêm sau thuế do áp dụng công nghệ mới để đầu tư lại cho hoạt động KH&CN và thưởng cho cá nhân, tập thể trong và ngồi DN có cơng trong việc nghiên cứu, tạo ra và tổ chức áp dụng cơng nghệ mới đó. Tỷ lệ giữa mức thưởng và đầu tư lại cho hoạt động KH&CN do Giám đốc quyết định, nhưng mức

thưởng khơng q 60% số tiền được trích. Thời hạn trích tối đa khơng q 03 năm kể từ khi có thu nhập tăng thêm. Hiện có 85 trong tổng số 113.352 DN đã và đang được sự hỗ trợ của cơ chế chính sách này chiếm khoảng 0,075% DN.

3.1.2.Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ-Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg: Về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của DN. Trong 129 DN được điều tra chỉ có 7.94% DN cho biết đang vận dụng cơ chế, chính sách này.

Mục tiêu của Chương trình: a) Nâng cao nhận thức của các DN Việt Nam về bảo hộ sở

hữu trí tuệ để các DN chủ động xây dựng, khai thác phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ; b) Nâng cao khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam thông qua việc hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, trong đó ưu tiên hỗ trợ các DN có các sản phẩm chiến lược, có tiềm năng xuất khẩu.

Nội dung của Chương trình: a) Tuyên truyền, đào tạo về sở hữu trí tuệ, hỗ trợ DN tổ

chức hoạt động sở hữu trí tuệ: kiến thức về sở hữu trí tuệ cho DN trong các chuyên mục thường xuyên về sở hữu trí tuệ và chương trình dành cho DN trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, Bộ, ngành, địa phương; Tổ chức các cuộc hội thảo, đào tạo tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ cho cán bộ quản lý sở hữu trí tuệ và DN thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương; Biên soạn, phát hành tài liệu hướng dẫn về sở hữu trí tuệ cho DN; Hỗ trợ DN tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ: hướng dẫn xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược hoạt động sở hữu trí tuệ trong DN; Thiết lập và vận hành cơ chế thường trực hướng dẫn, hỗ trợ DN đăng ký sở hữu trí tuệ.

b) Hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của DN ở trong và ngồi nước: Cung cấp thơng tin về sở hữu trí tuệ để DN xác lập, khai thác, phát triển và bảo vệ giá trị của các đối tượng sở hữu trí tuệ: biên soạn và phát hành tài liệu hướng dẫn đăng ký sở hữu trí tuệ ở trong nước và ngoài nước; cung cấp, hướng dẫn khai thác các nguồn thông tin của hệ

thống sở hữu trí tuệ trong và ngồi nước; Hỗ trợ DN thiết kế, đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp: phổ biến kiến thức, yêu cầu về thiết kế, đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp; hỗ trợ hoạt động

quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu; Hỗ trợ DN xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý hỗ trợ đánh giá đặc sản của địa phương nhằm xác định sự cần thiết phải bảo hộ; xác định chủ thể quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; xác định tính đặc thù của sản phẩm mang địa danh; lựa chọn hình thức bảo hộ và tiến hành các thủ tục xác lập quyền; tổ chức quản lý việc sử dụng chỉ dẫn địa lý và phát triển giá trị chỉ dẫn địa lý; Hỗ trợ DN xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đối với thành quả sáng tạo KH&CN; khuyến khích lao động sáng tạo trong DN; đưa thơng tin sở hữu trí tuệ vào hoạt động nghiên cứu, sáng tạo KH&CN; xác lập,

khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ đối với sản phẩm sáng tạo KH&CN; Hỗ trợ DN đăng ký bảo hộ, quản lý, khai thác và phát triển giá trị của giống cây trồng mới: tư vấn, hướng dẫn DN đăng ký bảo hộ, khai thác và quản lý việc khai thác giống cây trồng mới; hỗ trợ hoạt động quảng cáo, giới thiệu giống cây trồng mới; Hỗ trợ DN đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị của phần mềm máy tính và tác phẩm văn học-nghệ thuật: tư vấn và hướng dẫn DN đăng ký bảo hộ, khai thác và tiến hành các biện pháp chống sao chép hoặc sử dụng trái phép phần mềm máy tính, tác phẩm văn học-nghệ thuật; hỗ trợ hoạt động quảng cáo, giới thiệu phần mềm máy tính và các tác phẩm văn học-nghệ thuật.

c) Hỗ trợ DN khai thác thơng tin sở hữu trí tuệ: Xây dựng và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu, sản phẩm thơng tin sở hữu trí tuệ phục vụ nhu cầu của DN; Tổ chức, hướng dẫn khai thác các nguồn thơng tin sẵn có; Tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu của DN; Tập huấn kỹ năng tra cứu thơng tin sở hữu trí tuệ cho các DN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của cơ chế, chính sách công đến việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)