Các yếu tố tác động tới xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 25 - 29)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN

1.3. Các yếu tố tác động tới xuất khẩu thủy sản

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Tất cả các hoạt động của con người đều bị tác động bởi điều kiện tự nhiên .Cũng vì vậy, yếu tố điều kiện tự nhiên cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản.

Điều kiện tự nhiên bao gồm những yếu tố như địa hình, những tài ngun thiên nhiên và khí hậu. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu đặc biệt là địa hình, nếu có vị trí địa lý giáp biển hay địa hình nhiều

16

sơng hồ, ao, đầm thì sẽ giúp ích rất lớn tới hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và xuất khẩu thủy sản. Sản lượng khai thác thủy sản phụ thuộc vào lượng thủy sản có sẵn trong tự nhiên thì vai trị của tài nguyên biển là không hề nhỏ. Những quốc gia giáp biển sẽ phát triển nghề khai thác thủy hải sản khi việc khai thác dồi dào phục vụ hết nhu cầu nội địa và dư thừa thì lượng hàng hóa dư thừa mới được xuất khẩu.

Nếu như địa hình hay vị trí địa lý quyết định chủ yếu tới số lượng thủy sản sinh ra thì khí hậu là yếu tố quyết định trực tiếp con người có thể khai thác và tận dụng được nguồn tài ngun dồi dào đó hay khơng. Khơng chỉ vậy, khí hậu phù hợp cũng tạo thuận lợi cho sinh vật dưới nước sinh sôi và đa dạng về chủng loại, tăng thêm lượng thủy sản phục vụ hoạt động đánh bắt gần bờ nhiều hơn. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho ngư dân đánh bắt xa bờ và hoạt động vận tải trên biển được phát triển thuận lợi khi xuất khẩu.

1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu thủy sản nói riêng, thị trường cần có sức mua cũng như người mua, sự thay đổi của các chỉ số thống kê kinh tế như: Tỷ giá hối đoái, thuế, dân số, thu nhập và vấn đề lạm phát... Có tác động lớn tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản. Kinh tế của đất nước ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, khi thu nhập người dân giảm xuống thì nhu cầu của người dân về các sản phẩn thuỷ sản nhập khẩu cũng sẽ giảm xuống, do đó việc xuất khẩu sang các thị trường đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là khơng xuất khẩu được. Khi một thị trường nào đó bị rơi vào tình trạng bị khủng hoảng khi đó người dân sẽ khơng muốn tiêu thụ những hàng hố có giá trị cao, thậm chí là trung bình do đó việc xuất khẩu sang thị trường này là rất khó khăn, giá trị xuất khẩu thu về sẽ không được cao. Đối với các doanh nghiệp khi xuất khẩu cũng cần phải chú ý đến yếu tố này vì nó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của chính doanh nghiệp đó.

Tỷ lệ lạm phát ở thị trường nước nhập khẩu cũng tác động đến cả mặt sản xuất và tiêu dùng. Khi tỷ lệ lạm phát cao nó sẽ tác động xấu đến tiêu dùng, lượng cầu giảm, làm cho lượng hàng tiêu thụ giảm, khơng khuyến khích sản xuất và đầu tư giảm. Không những vậy, khi đồng tiền nước nhập khẩu mất giá sẽ dẫn đến nước đó hạn chế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu để thu về ngoại

17

tệ hơn, điều này cũng góp phần ảnh hưởng đến việc xâm nhập thị trường của nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.

Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa giá đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ giá hối đối và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu trong hoạt động xuất khẩu. Do vậy doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố tỷ giá vì nó liên quan đến thu đổi ngoại tệ sang nội tệ, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp cũng như của ngành thủy sản.

Yếu tố văn hóa – xã hội hình thành nên những loại hình khác nhau của nhu cầu tiêu dùng, tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc sẽ quyết định cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mogn muốn được thỏa mãn và cách thỏa mãn của con người sống trong đó. Chỉ khi doanh nghiệp có được sự hiểu biết nhất định về phong tục tập qn, lối sống, văn hóa... thì mới có thể thành cơng trên thị trường kinh doanh quốc tế. Do vậy, sự hiểu biết của nhà xuất khẩu về mơi trường và văn hóa của quốc gia xâm nhập sẽ giúp cho họ thích ứng với thị trường để từ đó xây dựng được chiến lược đúng đắn nhất trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu của mình.

Ngồi ra, hoạt động xuất khẩu cũng phụ thuộc vào quy mô kinh tế và đầu tư vào khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng của nước xuất khẩu để sản xuất hàng hóa, tổ chức bộ máy quản lý, nghiên cứu khoa học giúp phát triển hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng.

1.3.3. Luật pháp và chính sách về thủy sản Yếu tố pháp luật Yếu tố pháp luật

Khi xét đến các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu thủy sản cịn chịu sự tác động rất lớn bởi chính trị và pháp luật. Chính trị thể hiện ở những ưu đãi hay cản trở của Chính phủ nước nhập khẩu. Với những ưu đãi thì sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có thể có điều kiện dễ xâm nhập vào thị trường hơn và đồng thời có điều kiện mở rộngt thị trường của mình. Có thể đó là những quy định về hàng rào thuế quan, hạn ngạch, về bảo hộ ... Nếu mối quan hệ chính trị giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu bất ổn thì xâm nhập và mở rộng thị trường sẽ rất khó khăn và ngược lại.

Còn đối với chính trị và pháp luật tại nước xuất khẩu, những thay đổi trong môi trường luật pháp sẽ tác động mạnh mẽ đến các quyết định hoạt động

18

kinh doanh xuất khẩu. Yếu tố chính trị trong nước là những nhân tố hạn chế hoặc khuyến khích q trình quốc tế hóa hoạt động kinh doanh. Chính sách của chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thiết lập các mối quan hệ trong cơ sở hạ tầng. Khi kinh tế chính trị trong nước khơng ổn định sẽ ảnh hưởng và cản trở sự phát triển của đất nước và tạo tâm lý khơng an tồn đối với các nhà kinh doanh. Vì vậy nên các yếu tố chính trị pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu thủy sản nói riêng. Các nhà kinh doanh xuất khẩu thủy sản đều phải tuân thủ những quy định mà chính phủ tham gia vào các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới cũng như các thơng lệ quốc tế. Sự thay đổi chính sách ngoại thương của chính phủ trong mỗi thời kỳ cũng là một trong những rủi ro lớn đối với các nhà kinh doanh ngành xuất khẩu thủy sản. Cũng vì vậy, họ cần phải có sự nhạy bén và nắm bắt được chiến lược phát triển của nền kinh tế đất nước để biết và dự đoán được xu hướng vận động của nền kinh tế trong thời kỳ tiếp theo.

Chính sách về thủy sản

Hoạt động xuất khẩu thủy sản cịn chịu sự tác động đến từ chính sách về thủy sản. Chính sách thuộc nhóm yếu tố chính trị có tầm ảnh hưởng rộng đối với hoạt động xuất khẩu, chính sách là những chuẩn tắc thể hiện theo một thời gian và theo một đường lối nhất định. Chính sách trong và ngoài một quốc gia tác động tới lượng xuất khẩu hay lượng nhập khẩu hàng hóa thủy sản. Các chính sách có thể ban hành bởi những văn bản hay các quy định. Nói riêng ngành thủy sản thì các chính sách vĩ mơ thắt chặt như rào cản thương mại hay hạn ngạch, rào cản kỹ thuật, thuế quan là các điều kiện quyết định lượng hàng hóa có hay khơng được xuất khẩu ra ngồi biên giới quốc gia.

Quy định về kiểm dịch và an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng thủy sản là rất chặt chẽ, đặc biệt là đồ tươi sống ướp lạnh và đối với các mặt hàng như cá, tơm, dịng cá da trơn, mực. Những mặt hàng này sẽ phải đảm bảo nhiều loại tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mỗi quốc gia nhập khẩu và phải đảm bảo tỷ lệ tồn lưu cho phép của các chất kháng sinh, vi sinh. Việc xuất khẩu mà không chắc chắn và nắm rõ các tiêu chuẩn này sẽ dẫn đến khả năng bị trả lại hàng hóa thủy sản về nước xuất khẩu hoặc bị đem đi tiêu hủy dẫn đến thiệt hại to lớn về

19

kinh tế và tốn công sức, thời gian sản xuất, kéo theo đó là các chi phí vận chuyển, tiêu hủy mặt hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)