Thị trường xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 44 - 47)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN

2.1. Ngành thủy sảnViệt Nam

2.1.3.2. Thị trường xuất khẩu thủy sản

Hiện nay, hàng hóa thủy sản Việt Nam đã được xuất khẩu hơn 164 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản luôn là ba thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm 1990 đến nay, luôn chiếm tỷ trọng trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

8% 44% 18% 8% 20% 2%

Sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam ra thế giới năm 2020 Nhuyễn thể Tôm Cá tra Cá ngừ Cá khác Giáp xác khác

35

Biểu đồ 2.5. Thị trƣờng xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam năm 2021

(Đvt: %)

(Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Vasep)

Năm 2021, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường CPTPP, chiếm khoảng 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Đứng thứ hai và thứ ba lần lượt là thị trường Mỹ chiếm 23% và thị trường Trung Quốc & Hồng Kông chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hang thủy sản của cả nước. 3% 23% 12% 25% 9% 13% 12% 3%

Thị trƣờng xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam năm 2021 Anh Mỹ EU CPTPP Hàn Quốc TQ & HK Các TT khác Thái Lan

36

Tại thị trường EU, đứng thứ tư về tỷ trọng với 12% tổng xuất khẩu mặt hang thủy sản năm 2021, đạt trên 1 tỷ USD. Hầu hết các quốc gia tại châu Âu đã bắt đầu khơi phục kinh tế, nhu cầu tiêu dùng cũng vì vậy mà ổn định hơn.

Trong đó, Thị trường EU là một trong 3 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Thị trường chung EU là một không gian lớn gồm 27 quốc gia thành viên mà ở đó dịch vụ, hàng hóa, vốn và lao động được lưu chuyển hoàn toàn tự do tương tự như một quốc gia. Thị trường EU là một thực thể kinh tế với khoảng hơn 500 triệu ngưuời và GDP chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu cho thấy sự rộng lớn và hấp dẫn với Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Mỗi quốc gia trong khối này đều có những đăch điểm tiêu dùng riêng biệt, có thể thấy rằng thị trường EU là thị trường lớn bao gồm các thị trường nhỏ có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về mặt hàng.

Thị trường EU có vị trí địa lý và khí hậu cộng thêm nguồn thủy sản của EU đang năm dưới dạng giới hạn sinh học an toàn, buộc EU phải áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác thủy sản trong khi nhu cầu tiêu dùng thủy sản của EU ln cao. Người dân EU rất thích dùng các sản phẩm thủy sản trong nhu cầu ăn uống. Khách hàng EU có xu hướng mua ít lượng thủy sản hơn nhưng với giá trị cao hơn. Điều này cho thấy xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thủy sản cao cấp. Chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thủy sản thì EU buộc phải nhập khẩu từ nước ngồi trong đó có Việt Nam do cung trong khối không đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Việt Nam là một trong những nước có nguồn thủy sản xuất khẩu đứng hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 về giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8,9 tỷ USD vào năm 2021 chỉ đứng sau Trung Quốc và Nauy. Trong đó, EU là một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam chiếm 12% tổng sản lượng xuất khẩu Việt Nam ra thế giới.

Thấy được sự quan trọng của hoạt động xuất khẩu thủy sản, Việt Nam đã chú trọng hơn vào việc khai thác và nuôi trồng thủy sản, bên cạnh đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, Ngành thủy sản Việt Nam cũng tập trung giữ vững các thị trường thuyền thống.

37

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)