Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang thị trƣờng Liên minh

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 74 - 76)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN

3.1. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang thị trƣờng Liên minh

trƣờng Liên minh Châu Âu giai đoạn 2022 – 2030

3.1.1. Cơ hội

Thứ nhất, Việt Nam có thể tiếp cận một thị trường tiêu thụ thủy sản lớn

với 27 nước thành viên, EU là một thị trường lớn tiềm năng với GDP chiếm khoảng 30% GDP thế giới và người dân EU có mức thu nhập tương đối cao. Người tiêu dùng EU thích dùng các sản phẩm thủy sản trong nhu cầu ăn uống do tính ưu việt của sản phẩm này đảm bảo nguồn dinh dưỡng cao và ngon. Bên cạnh đó, nhu cầu của các nước thành viên EU cũng rất phong phú về mọi mặt hàng.

Những năm gần đây, EU buộc phải áp dụng biện pháp hạn chế khai thác và đánh bắt thủy sản do nguồn lợi thủy sản của khối này đang nằm dưới mức sinh học an tồn. Do đó EU là thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng lớn nếu sản phẩm thủy sản của Việt Nam vượt qua được những yêu cầu khắt khe về khai thác và chất lượng từ thị trường EU.

Thứ Hai,thị trường EU là một thị trường rộng lớn và có tính thống nhất

cao giữa sức lao động, nguồn vốn, dịch vụ và hàng hóa, các yếu tố này được tự do di chuyển trong nội khối EU. Chính vì vậy khi xâm nhập vào thị trường EU hàng hóa thủy sản Việt Nam chỉ phải thông quan một lần.

Thứ ba,quan hệ giữa Việt Nam với EU nói chung cũng như giữa các

doanh nghiệp ngành thủy sản Việt Nam và EU nói riêng ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Hiệp định FTA được ký kết giữa EU và Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho việc trao đồi hàng hóa giữa các bên. Trong điều kiện đó, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam cũng được ưu đãi hơn khi xâm nhập vào khối này.

Thứ tư, hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2021 EU

sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế

65

quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Việc xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam sang EU trong đó có mặt hàng thủy sản sẽ tạo lợi thế quan trọng cho Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh với các đối thủ khác xuất khẩu thủy sản sang thi trường EU.

Thứ năm, xét từ góc độ nhập khẩu, việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với

các hàng hóa chiến lược của EU vào Việt Nam sẽ giúp nâng cao kỹ thuật ngành cơng nghiệp và từ đó đẩy mạnh được hiệu quả sản xuất và xuất khẩu. Điều này giúp Việt Nam nâng cao năng lực chế biến với hiệu quả cao hơn với chi phí thấp hơn.

Thứ sáu, hiện nay cuộc chiến tranh giữa Nga và Ucraina đang diễn ra hết

sức căng thẳng tác động tới nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có khối EU cũng bị chịu ảnh hưởng khơng nhỏ dẫn đến EU lâm vào tình trạng thiếu lương thực. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tăng cường xuất khẩu lương thực nói chung và hàng thủy sản nói riêng khi mà EU đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực nặng nề.

3.1.2. Thách thức

Thứ nhất, cạnh tranh gay gắt tại thị trường thủy sản EU.

EU là thị trường lớn, với tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người lên đến 24.35kg/người. Với sức tiêu thụ và quy mơ thị trường như vậy có rất nhiều nước thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào EU, vì thế Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ khác. Trong khi ngành Thủy sản hiện này vẫn còn sản xuất nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, chưa có quy hoạch, các sản phẩm thủy sản còn đơn điệu, chưa đem lại giá trị gia tăng cao.

Mức độ cơng nghệ hóa thấp gây ra việc kiểm sốt mơi trường chưa đảm bảo, bên cạnh đó các yêu cầu từ thị trường, nhà nhập khẩu (chất lượng, môi trường, lao động, sản xuất bền vững, trách nhiệm xã hội,…) ngày càng khắt khe hơn.

Thứ hai, những thách thức từ việc tuân thủ, thực thi các quy định của Hiệp định EVFTA, cụ thể:

- Tuân thủ quy tắc xuất xứ

Yêu cầu về quy tắc xuất xứ là một trong những thách thức chính mà Việt Nam phải vượt qua. Ngay cả khi sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, các nhà nhập khẩu EU chưa chắc đã cơng nhận nguồn gốc đó, vì sản phẩm của Việt Nam

66

nói chung cịn phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Thời gian gần đây, nguyên liệu trong nước chỉ cung cấp khoảng 40 - 45% công suất chế biến, hàng năm phải nhập khẩu tới cả tỷ USD thủy sản nguyên liệu. Phụ thuộc nguyên liệu đầu vào quá lớn, cơ hội được ưu đãi thuế càng ít, cho dù có đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng để vào do quy định EVFTA đối với xuất xứ cộng gộp là giá thành nguyên liệu ngoại khối khơng vượt q 10%. Ngồi ra, các tiêu chuẩn khắt khe về truy suất nguồn gốc EU đặt ra nhiều quy định về điều kiện tổ chức sản xuất, mơi trường,… khơng phải DN nào cũng có thể đáp ứng được.

- Tuân thủ về quy định vệ sinh an toàn thực phẩm

Trước đây, việc thủy sản Việt Nam xuất khẩu rồi bị trả lại đã diễn ra nhiều lần không những gây thiệt hại cho doanh nghiệp, mà cịn ảnh hưởng đến uy tín chung của thủy sản Việt. Chỉ riêng trong năm 2018, đã có khoảng 80 lô hàng thủy sản của Việt Nam vào EU và các thị trường nhập khẩu cảnh báo không đảm bảo chất lượng và bị trả về. Số lượng hàng bị trả về gấp 2 lần trong năm 2017.

- Tuân thủ quy định IUU

Việt Nam trước đây do hạn chế về tiềm năng, năng lực khai thác ngư trường, tổ chức quản lý, khai báo sản phẩm khơng đúng u cầu nên có những sai phạm trong đánh bắt. Ngày 23/10/2017, EU đã chính thức rút thẻ vàng với Việt Nam. Bị rút thẻ vàng có nghĩa tất cả những hải sản của Việt Nam xuất sang EU sẽ bị kiểm soát 100%, trong khi trước đó kiểm sốt có xác suất. Cịn nếu nghiêm trọng hơn chuyển từ thẻ vàng sang thẻ đỏ nghĩa là 27 nước thành viên trong EU sẽ không nhập hải sản của Việt Nam nữa. Theo Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau 2 năm EC đưa ra cảnh báo “thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang châu Âu (EU) giảm mạnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)