Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN
2.2. Xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang EU giai đoạn 2017 – 2021
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang EU
Thị trường EU được đánh giá là thị trường tiêu dùng rộng lớn và đầy tiềm năng cho xuất khẩu các mặt hàng nông sản và thủy sản của Việt Nam. Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực (ngày 01/8/2020), có khoảng 220 số dịng thuế các sản phẩm thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%, số dịng thuế còn lại sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3-7 năm (VASEP,2020).
Biểu đồ 2.7. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU giai đoạn 2017 – 2021
(Đvt: Triệu USD; %)
(Nguồn:Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam của VASEP năm 2016; 2017; 2018; 2019; 2020 và năm 2021) 1,480.70 1,471.80 1,297.20 958.7 1,076.70 -30.0 -20.0 -10.0 0.0 10.0 20.0 30.0 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 2017 2018 2019 2020 2021
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng EU giai đoạn 2017 - 2021
Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Triệu USD)
Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU (Triệu USD)
Tỷ trọng XK thủy sản Việt Nam sang EU/ Tổng XK thủy sản Việt Nam (%) Tăng trƣởng XK thủy sản Việt Nam sang EU (%)
39
Nhìn chung xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đã giảm dần trong các năm 2017 - 2020, sau khi tăng từ 1,22 tỷ USD vào năm 2016 đến gần 1,5 tỷ USD vào năm 2017. Năm 2020, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU chỉ đạt 958,7 triệu USD, giảm khoảng 26% so với năm trước, đây là mức giảm nhiều nhất trong giai đoạn 2017-2020. Nguyên nhân của việc suy giảm kim ngạch vào năm 2020 là do Anh rời khỏi thị trường EU, trong khi đây là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của khối này với kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam từ 280 - 340 triệu USD/năm. Bên cạnh đó là nguyên nhân xuất phát từ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 ở khu vực thị trường EU.
Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đạt 1,48 tỷ USD, tăng hơn 21% so với năm 2016. Đây cũng là năm đầu tiên EU vượt qua Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản số một của Việt Nam. Ngày 23/10/2017, EU chính thức đưa ra cảnh báo thẻ vàng IUU đối với Việt Nam. Nguyên nhân của cảnh báo này là Việt Nam chưa thể kiểm soát triệt để hoạt động khai thác trái phép, không khai báo và không theo quy định. Điều này ảnh hưởng xấu tới tình hình xuất khẩu sang EU. Theo đó, xuất khẩu các mặt hàng bạch tuộc, cá, cua ghẹ, mực sang EU giảm mạnh do vướng mắc trong thủ tục chứng nhận xác nhận nguồn gốc hàng hóa khai thác theo quy định IUU. Trước khi có thẻ vàng, EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ, đứng sau Mỹ (Theo báo cáo của VASEP). EU luôn chiếm trên 17% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra toàn thế giới. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam bị cảnh cáo thẻ vàng IUU, giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đã giảm nhiều trong các năm 2018, 2019, 2020, 2021.
Cụ thể năm 2018, EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, đạt 1,47 tỷ USD. Những tác động tiêu cực từ khi nhận thẻ vàng được thể hiện rõ rêth qua 6 tháng đầu năm 2018. Theo hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, trong 2 quý đầu năm 2018 tổng xuất khẩu thủy sản vào EU chỉ đạt 584 triệu USD, EU tụt xuống vị trí thứ tư trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam, đứng sau thị trường Mỹ đạt 626 triệu USD, Nhật Bản đạt 599 triệu USD và Trung Quốc với 586 triệu USD. Thẻ vàng khiến cho hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản bị xáo trộn trong 3 đến 4 tháng đầu năm 2018 khiến cho tốc độ tăng trưởng của thị trường này bị chậm lại và chỉ đạt vỏn vẹn 3% so với các thị trường khác đạt từ 12% đến 77%.
40
Nghiêm trọng hơn, năm 2019 xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giảm khoảng 13% so với năm 2018. Trong đó cá ngừ giảm hơn 6%; mực và bạch tuộc giảm hơn 13%. Khiến cho thị trường EU từ vị trí thứ 2 trong số các thị trường chính xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 3 cịn khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Ngành thủy sản Việt Nam do bị tác động bởi thẻ vàng của IUU nên các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang EU sẽ bị giữ lại 100%, việc kiểm tra trở nên chặt chẽ và gắt gao hơn. Việc chi phí tăng lên từ 15% đến 20% khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản bị ảnh hưởng to lớn và đứng trước nguy cơ bị lỗ rất cao. Không những vậy, việc rủi ro tăng cũng khiến các đối tác nhập khẩu thủy sản tại thị trường EU quan ngại khi mua hàng hóa từ Việt Nam.
Năm 2020, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU chạm đáy trong cả thời khỳ nghiên cứu khi chỉ đạt 958,7 triệu USD trong khi những năm còn lại đều trên 1 tỷ USD. Việc giá trị xuất khẩu chạm đáy phần lớn do trong giai đoạn này cả thế giới đang chịu tác động nặng nề từ dịch bệch Covid – 19. Tuy nhiên tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trong năm 2020 lại có dấu hiệu tăng trưởng trở lại mặc dù vẫn tăng trưởng âm khoảng 26% so với năm trước đó.
Năm 2021, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU đạt 1,076 tỷ USD và cũng quay trở lại đà tăng trưởng khi tăng trưởng tăng hơn 12% so với năm 2020. Năm này cũng là năm EVFTA chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2021 đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội hưởng lợi khi xuất khẩu sang EU đồng thời đại dịch Covid -19 ở Việt Nam và trên thế giới cũng đã được kiểm soát, đánh dấu sự tăng trưởng đồng đều trong các năm tiếp theo.