Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang thị trƣờng EU
2.3.5. Vốn đầu tư vào vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
Vốn đầu tư vào vận tải, kho bãi và thơng tin liên lạc liên quan đến chi phí vận chuyển trong nước, chi phí vận chuyển quốc tế, thời gian giao hàng, …. Trong thời gian qua, vốn đầu tư vào các lĩnh vực này không ngừng gia tăng đã làm cải thiện đáng kể chi phí vận chuyển trong nước và nước ngoài, rút ngắn thời gian giao hàng, tìm kiếm, phát triển và ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngồi được nhanh chóng. Vốn đầu tư của vào vận tải, kho bãi và thơng tin liên lạc cịn hạn chế là do hai nguyên nhân chính:
Nguyên nhân thứ nhất, nhu cầu vốn đầu tư cho vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc rất lớn, trong khi đó nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp.
Nguyên nhân thứ hai, hoạt động thu hút vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này chưa hấp dẫn và chưa hiệu quả. Những hạn chế của hoạt động thu hút vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực này như sau:
(i) Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư, chính sách kinh doanh, quy trình hoạt động liên quan đến vận tải, kho bãi và thơng tin liên lạc ở Việt Nam vẫn cịn một số điểm thiếu đồng bộ, thiếu rõ ràng, thiếu nhất quán giữa các luật chung và luật chuyên ngành đã gây nhiều khó khăn và trở ngại cho các nhà đầu tư tham gia. Các quy định của Nhà nước thiếu rõ ràng, thiếu nhất quán nên dẫn đến nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư trong việc ra quyết định kinh doanh. Thêm vào đó, nội dung triển khai các nghị định ở các cấp tỉnh, thành, địa phương thiếu nhất quán, cách hiểu luật giữa các địa phương, công chức và thời điểm thường khác nhau khiến cho các nhà đầu tư lúng túng và tốn thêm nhiều khoản chi phí cho các khoản hành chính này. Đây là vấn đề lo ngại lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài.
53
(ii) Thủ tục hành chính về đầu tư cịn rườm rà, cán bộ quan liêu và tham nhũng dưới nhiều hình thức là hiện tượng phổ biến ở mọi cấp.
(iii) Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và hệ thống kho vận Việt Nam yếu kém và đầu tư dàn trải. Thực tế này, làm cho các nhà đầu tư sử dụng đồng vốn đầu tư vào Việt Nam không mang lại hiệu quả cao so với các nước khác trong khu vực nên các nhà đầu tư cũng lo ngại. Đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thơng nước ta vẫn cịn trong tình trạng lạc hậu, tiêu chuẩn kỹ thuật ở mức thấp và lạc hậu, tốc độ phát triển chậm, thiếu đồng bộ, thiếu liên kết giữa các chuyên ngành, thậm chí trong cùng chuyên ngành; các tuyến đường liên vùng, hướng tâm, vành đai, các tuyến nối cảng biển, cảng hàng không và các cửa khẩu quốc tế chưa hoàn chỉnh. Trong hệ thống giao thông đường bộ, cùng với quá trình phát triển kinh tế, đã xuất hiện nhiều “nút thắt cổ chai”, dẫn đến tình trạng ùn tắc thường xuyên, đặc biệt tại các đô thị lớn, như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; hệ thống đường giao thông ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các địa phương và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Nhiều con đường xuống cấp nhưng chưa được duy tu, bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên. Tuyến đường sắt Bắc - Nam đang ở vào thế độc tuyến, chưa tạo được các liên kết dạng mạng, còn thiếu những tuyến đường sắt dẫn đến các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng biển... Chất lượng đường sắt hiện nay quá kém, đường sắt khổ hẹp không thể chạy tàu với tốc độ cao, giao cắt với đường ngang dân sinh nhiều, tai nạn thường xuyên xảy ra dọc tuyến. Hệ thống cảng biển được phân bố ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mặc dù đã có những hải cảng quốc tế lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng, song dịch vụ của các cảng này chưa đáp ứng được yêu cầu, chi phí dịch vụ cao, thời gian thông quan lâu, chưa có cảng cơng-ten-nơ trung chuyển quốc tế. Hệ thống cảng hàng không đặc biệt là các cảng hàng không quốc tế quá tải, khả năng tiếp nhận hành khách thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao, các chuyến bay nội địa thường bị trễ giờ. Hệ thống kho bãi của Việt Nam còn nhỏ lẻ và phân tán. Số lượng các kho bãi có vị trí gần cảng, sân bây hay khu cơng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hiện vẫn còn chưa phổ biến ở Việt Nam. Các kho bãi có diện tích nhỏ và năng lực hạn chế. Bên cạnh đó, những kho bãi hiện có đều có chất lượng thấp hơn so với các nước châu Á khác. Nhiều kho bãi khơng có sàn bê tơng, chỉ được xây bằng gạch trên mặt nền cát nên sàn nhà khơng bằng phẳng, dễ làm hư hỏng hàng hóa. Ngồi ra, nhiệt độ và độ ẩm của kho bãi không
54
ổn định, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa nếu lưu kho trong thời gian dài. Về sử dụng năng lượng cho hệ thống kho bãi, các nhà kho chủ yếu sử dụng nguồn điện phục vụ nhu cầu thắp sáng và kiểm soát nhiệt độ của kho bãi khi cần thiết;
(iv) Công tác xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả.
Việc phối hợp giữa cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến đầu tư cịn chưa có sự liên kết và phối hợp chặt chẽ dẫn đến hiệu quả đầu tư vào ngành thủy sản của Việt Nam chưa cao. Nhìn chung, việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng cịn khá khiêm tốn.