Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN
2.4. Đánh giá về xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang EU
2.4.1. Thành công
Thời gian qua, ngành thủy sản Việt Nam đã có những thay đổi tích cực mọi mặt từ nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản xuất khẩu...
Về khai thác:
Khai thác thủy sản nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực như đánh giá trữ lượng, nghiên cứu ứng dụng và cải tiến ngư cụ, quy trình kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Minh chứng cho điều này, cụ thể sản lượng khai thác thủy sản Việt Nam liên tục tăng đều qua từng năm, năm 2020 sản lượng khai thác thủy sản đạt hơn 3,8 triệu tấn.
Về chế biến:
Chế biến thủy sản hiện nay đã phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Công nghệ chế biến thủy sản đạt trình độ tiến tiến, đáp ứng yêu cầu ATTP đúng quy chuẩn quốc tế đặc biệt ở 3 thị trường lớn là EU, Mỹ và Nhệt bản. Các nhà máy sáng tạo nhiều mặt hành hấp dẫn và độc đáo phù hợp với thị hiếu của từng thị trường. Chế biến thủy sản có xu hướng áp dụng khoa học công nghệ để giảm giá thành, tăng giá bán các sản phẩm thủy sản đem lại lợi ích cho nền kinh tế nước nhà.
Về nuôi trồng:
Đổi mới trong sản xuất và chọn tạo giống. Khóa học cơng nghệ góp phần tích cực từng bước đa dạng hóa các lồi ni, nâng cao chất lượng giống, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao. Không những vậy việc sản xuất thức ăn chăn ni và phịng ngừa dịch bệnh cũng đã có những phát triển không ngừng, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của một số thị trường khó tính như EU, Nhật Bản.
Cơ cấu mặt hàng đa dạng hơn:
Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đa dạng về chủng loại, số lượng các doanh nghiệp chế biến thủy sản tăng nhanh và cơ cấu giữa chế biến truyền thống và chế biến thủy sản đông lạnh cũng thay đổi để thích nghi với sự thay đổi của các thị trường xâm nhập. Tạo ra ngày càng nhiều
61
sản phẩm có giá trị cao và đảm bảo chất lượng, chuyển dần từ xuất khẩu các sản phẩm thô sang xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến và đa dạng hơn.
Nâng cao uy tín của ngành thủy sản:
Mặc dù gặp phải những khó khăn, trở ngại, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhìn chung vẫn tăng trưởng ở cuối giai đoạn nghiên cứu cho thấy phần nào thủy sản Việt Nam đã khẳng định được uy tín và thương hiệu trên thị trường EU qua những nỗ lực tháo gỡ khi bị cảnh cáo thẻ vàng của IUU. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đều có đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và được thị trường EU đón nhận tích cực.
2.4.2. Hạn chế cịn tồn tại và nguyên nhân
2.4.2.1. Hạn chế
Thị trường EU với những tiêu chuẩn khắt khe về ATTP trong khi chất lượng hàng thủy sản của Việt Nam chưa cao là một vấn đề rất khó khăn với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nhỏ và vừa dẫn đến các lô hàng thủy sản Việt Nam sang EU có thể bị trả về dẫn đến thất thốt rất lớn.
Nguồn cung nguyên liệu còn thiếu hụt
Hạn chế lớn của ngành thủy sản Việt Nam là còn thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, nguyên nhân xuất phát từ nguồn nguyên liệu thủy sản đánh bắt ngày càng nhỏ, tài nguyên dần cạn kiệt và không đủ thời gian tái sinh, không đảm bảo được tiêu chuẩn xuất khẩu. Ba mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang EU là cá ngừ, cá tra và tôm trong khi chất lượng khai thác từ đại dương và các vùng nuôi trồng tôm giảm, chỉ đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu chế biến thủy sản xuất khẩu. Chính vì vậy đây cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn khi nguồn cung thiếu hụt dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào tăng. Cụ thể đối với mặt hàng tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo sang thị trường EU nhưng lại có chi phí sản xuất 1kg tơm của Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Điều này làm cho người nuôi trồng và doanh nghiệp chế biến thu được ít lợi nhuận.
Kim ngạch xuất khẩu không ổn định
Giá trị xuất khẩu thu lại từ hoạt động xuất khẩu thủy sản sang EU giai đoạn 2017 – 2021 không ổn định. Năm 2017 kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU đạt hơn 1,4 tỷ USD nhưng lại giảm dần qua những năm sau đó, năm 2020 lại chỉ đạt dưới 1 tỷ USD.
62
Bị cảnh báo thẻ vàng IUU
EU cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam ngày 23/10/2017 vì những nỗ lực của Việt Nam chưa đủ đáp ứng quy định chống khai thác trái phép, không báo cáo và không theo quy định. Trước khi bị cảnh báo thẻ vàng, EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ đứng sau Mỹ. Tuy nhiên sau khi bị dính thẻ vàng, giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đã giảm nhiều. Trong đó giảm chủ yếu ở sản phẩm cá ngừ với 6,3% và mực, bạch tuộc giảm hơn 12%. Thị trường EU từ vị trí thứ 2 trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 3 và thứ 4 trong các năm sau đó. Khơng những vậy, việc bị dính thẻ vàng làm quy trình kiểm tra thơng quan đối với hàng hóa thủy sản trở nên gắt gao từ 7-20 ngày. Việc này làm ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản khi sang đến EU và cũng gây tâm lý lo ngại cho các nhà nhập khẩu tới từ thị trường nội khối EU
Xúc tiến thương mại tại thị trường EU còn hạn chế.
Xúc tiên thương mại là khâu then chốt trong việc phát triển mặt hàng, thị trường nhằm tăng trưởng xuất khẩu. Hiện nay trong xu thế hội nhập đang phát triển, thị trường trở thành vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Tăng cường xúc tiến thương mại phải được thực hiện cả ở tầm vĩ mô. Trên thực tế, doanh nghiệp Việt Nam hầu hết đều thiếu các điều kiện cần thiết để làm công tác xúc tiến thương mại.
2.4.2.2. Nguyên nhân
Một là, xuất phát điểm của ngành thủy sản thấp
Nghề cá cho đến này vẫn chưa thốt khỏi hình bóng cảu một nghề cá thủ cơng, trình độ sản xuất nhỏ mặc dù số lượng doanh nghiệp khai thác cá dần tăng lên hàng năm. Ngành thủy sản vẫn là ngành khai thác tài nguyên sẵn có theo kiểu tận thu trước sức ép cảu các vấn đề kinh tế khi còn là nước đang phát triển. Sự gia tăng dân số nhanh một mặt làm tăng triển vọng phát triển nguồn lao động thủy sản nhưng mặt còn lại là thiếu việc làm, đói nghèo và khốc liệt trong tìm kiếm kế mưu sinh dẫn đến khai thác thủy sản bừa lãi, không chọn lọc. Năng lực nơng dân, ngư dân cịn nhiều hạn chế về trình độ, tác động khơng nhỏ đến các vấn đề như truy xuất nguồn gốc, xử dụng thuốc... khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh theo chuỗi.
63
Hai là, công tác maketing cho sản phẩm thủy sản tại thị trường EU chưa
thực sự mạnh và có hiệu quả
Doanh nghiệp Việt Nam hầu hết còn thiếu các điều kiện cần thiết để làm công tác xúc tiến thương mại như thiếu nguồn lực tài chính, thiếu cán bộ có năng lực, thiếu thơng tin thương mại, thiếu mạng lưới bán hàng và các mối quan hệ. Nhìn chung sự phối hợp Cục Xúc tiến Thương mại và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU còn rất hạn chế.
Ba là, một số nguyên nhân từ thị trường EU
Các quốc gia thành viên EU áp dụng cùng một chính sách ngoại thương với các nước ngoại khối nhưng do mỗi quốc gia một nền văn hóa riêng biệt nên cách giải quyết các tình huống thực tế khác nhau. Thị trường EU có một hệ thống các tiêu chuẩn khắt khe đối với hàng thủy sản, có hệ thống kênh phân phối phức tạp. Trong quá trình xâm nhập hàng thủy sản vào thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam thường là nước đi sau thiếu kinh nghiệm và vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ.
Bốn là, ngành thủy sản Việt nam vẫn còn lúng túng trong phát triển chiến
lược theo chiều sâu
Trong nhiều năm qua, ngành thủy sản láy xuất khẩu làm mũi nhọn, tạo nguồn để nhập khẩu thiết bị cơng nghiệp chế biến thủy sản. Cịn đối với các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu, việc đẩy mạnh xuất khẩu chỉ kích thích tính tự phát, sự gia tăng phát triển theo chiều rộng. Do thiếu các cơ chế, chính sách, thiếu tầm nhìn, các thành quả từ xuất khẩu thủy sản khơng có tác động tích cực đến phát triển cơng nghiệp, co khí và nghề cá. Vì thế trong sản xuất nguyên liệu, nghề cá vẫn chưa thốt khỏi tình trạng lạc hậu của nghề cá thủ công.
64
Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT
NAM SANG THỊ TRƢỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2022 – 2030