Cơ cấu mặt hàng thủy sảnViệt Nam xuất khẩu sang EU

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 50 - 56)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN

2.2. Xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang EU giai đoạn 2017 – 2021

2.2.2. Cơ cấu mặt hàng thủy sảnViệt Nam xuất khẩu sang EU

Ngành thủy sản Việt Nam đang dần từng bước khẳng định mình và trở thành ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của nước ta trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế do có các điều kiện tự nhiên thuận lợi là lợi thế quan trọng trong việc cung cấp một nguồn thủy sản dồi dào và phong phú. Thủy sản là mặt hàng có giá trị quan trọng trong trao đổi lương thực giữa Việt Nam và EU đặc biệt thế giới đang đứng trước tác động của cuộc chiến giữa Nga và UCRAINA khiến Châu Âu rơi vào tình trang thiếu thốn lương thực. Cơ cấu mặt hàng thủy sản Việt Nam có nhiều sự chuyển biến với ngày càng nhiều các sản phẩm đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của EU từ Việt Nam bao gồm cá ngừ, mực, bạch tuộc, cá tra và tơm, trong đó tơm và cá ngừ là hai

41

sản phẩm chính chiếm lần lượt 56,9% và 13,4% tổng số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU năm 2021 cụ thể như biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.8. Cơ cấu sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2021

(Đvt: %)

(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2021 của VASEP)

Trong 3 năm liên tiếp gần đây, tôm vẫn luôn là mặt hàng chủ lực dẫn đầu trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU. Năm 2021, xuất khẩu tôm đạt 613,136 triệu USD, tăng trưởng 18.6% so với năm 2020 (517,108 triệu USD). Trong đó, XK sang Hà Lan tăng 10%, sang Đức tăng 25% và Bỉ tăng 19%.

Đứng thứ hai trong cơ cấu này là cá ngừ, với tỉ trọng 13.4%, tăng 6.4% so với năm 2020. Các mặt hàng cá ngừ chế biến tăng mạnh, ngược lại cá ngừ tươi lại có dấu hiệu giảm 18%. Điều này dần chứng tỏ được giá trị sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

56.9% 13.4% 9.9% 8.1% 5.6% 6.1% Tơm Cá ngừ Cá tra Nhuyễn thể có vỏ Mực, bạch tuộc Các loại khác Cơ cấu sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2021

42

Cá tra vẫn giữ vị trí là một trong sản phẩm chính xuất khẩu sang EU ( chiếm gần 10% tỉ trọng). Tuy nhiên, trong vòng 3 năm trở lại đây, tỉ trọng này liên tục giảm. Nếu năm 2020, xuất khẩu cá tra đạt 127,778 triệu USD, thì hết năm 2021 con số này chỉ đạt 106,190 triệu USD, giảm gần 17% tốc độ tăng trưởng. Một trong những lý do khiến kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm tại thị trường EU đó là tính cạnh tranh của mặt hàng này tương đối lớn, lượng tiêu thụ ở nhiều thị trường chưa tăng, thêm vào đó tính chi phí logistic, chi phí vận chuyển,.. lại tăng đáng kể.

Bảng 2.4. Kim ngạch các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU giai đoạn 2017 – 2021

(Đvt: Triệu USD)

Mặt hàng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tôm 862.8 838.2 689.9 517.1 613.1 Cá tra 203.0 243.9 235.4 127.7 106.1 Cá ngừ 141.9 158.3 139.6 135.3 144.0 Loại khác 272 231 232 176.6 212.8 Tổng 1,480 1,471 1,297 958.7 1,076 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Dựa vào biểu đồ cơ cấu sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2021 và bảng trên ta thấy được mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang thị trường EU là tôm, cá ngừ và cá tra. Mặc dù cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của nước ta đã được bổ sung thêm mực, bạch tuộc và các mặt hàng khác... nhưng nhìn chung vẫn cịn khá ít. Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU biến động không ngừng và chủ yếu giảm vào năm 2019 và 2020.

43

Về mặt hàng tôm:

Tôm luôn chiếm thị phần lớn nhất trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU, thị phần tôm xuất khẩu năm 2021 lên tới 56,9%. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU. Trong giai đoạn này, tỷ trọng tôm chiếm lĩnh thị trường cao nhất là năm 2017 với hơn 60% và kim ngạch tương ứng 862,8 triệu USD cao nhất trong cả giai đoạn nghiên cứu. Tôm của Việt Nam được người tiêu dùng EU rất ưa chuộng.

Năm 2017, EU là thị trường đứng đầu nhập khẩu tôm Việt Nam. Giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 862,8 triệu USD, tăng 44,3% so với năm 2016. Có thể nói năm 2017 tơm Việt Nam thắng lợi lớn tại thị trường này nhờ đối thủ lớn nhất của Việt Nam tại EU là tôm Ấn Độ đối mặt với nguy cơ cấm nhập khẩu do bị dính kháng sinh vượt mức quy định. Thêm vào đó, để được hưởng thuế suất ưu đãi từ EU, doanh nghiệp phải mua tôm nguyên liệu trong nước dù giá cao hơn. Do giá nguyên liệu tôm Việt Nam tăng lên nên các doanh nghiệp đã đầu tư lớn nhằm gia tăng giá trị khi xuất khẩu. Tơm Việt Nam có lợi thế hưởng GSP từ EU mà Thái Lan và Trung Quốc khơng có. Năm 2017, Hà Lan là một trong ba thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam lớn nhất trong khối EU, xuất khẩu tôm sang Hà Lan tăng mạnh nhất với hơn 71%, đạt hơn 224 triệu USD. Đứng tiếp theo lần lượt là Anh và Bỉ lần lượt là 55% và 52%. Do tôm nước lạnh giá cao và nguồn cung giảm, EU đã tăng cường nhập khẩu tôm từ Việt Nam.

Năm 2018. xuất khẩu tôm sang thị trường EU đạt 838,2 triệu USD, giảm gần 2,9% so với năm 2017. Xuất khẩu tôm sang EU tăng trưởng tốt vào nửa đầu năm 2018 và giảm dần về cuối năm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do giá tơm xuất khẩu trên tồn cầu giảm mạnh vào nửa cuối năm. Cuối năm 2018 và đầu năm 2019 xuất khẩu tôm sang Anh không ổn định do tác động từ Brexit. Nhập khẩu tôm năm 2018 của Anh đạt hơn 875,2 triệu USD, giảm 0,1% so với năm 2017. Việt Nam, Canada và Ấn Độ là 3 nguồn cung chính cho Anh đối với sản phẩm tôm lần lượt chiếm 20,3%; 9,7% và 17,7%.

Năm 2019 và năm 2020 dù mặt hàng tơm vẫn giữ vị trí đầu bảng về cả kim ngạch và tỷ trọng nhưng hai năm này là hai năm dễ nhận thấy sự sụt giảm liên tục khi quan sát qua bảng trên. Lý do được đưa ra ở đây là trong khoảng thời gian này Việt Nam bị IUU cảnh báo thẻ vàng và dịch bệnh Covid-19 bùng

44

phát vào đầu năm 2020. Các khó khăn trên tác động tiêu cực đến các mặt hàng xuất khẩu sang EU nói chung và tơm nói riêng.

Năm 2021 nhận thấy kim ngạch tôm xuất khẩu sang EU bắt đầu tăng trở lại đạt 613,1 triệu USD. Đây cũng là năm EVFTA chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2021. Theo hiệp định EVFTA, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (đông lạnh, ướp lạnh, tươi) vào EU sẽ được giảm thuế cơ bản 12 – 20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, thuế nhập khẩu tơm chế biến sẽ về 0% sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU như tôm sú PD đông lạnh, tôm thẻ chân trắng Nobashi đông lạnh, tôm thẻ chân trắng HLSO tươi đông lạnh, tôm thẻ chân trắng Nobashi đông lạnh, tôm thẻ chân trắng, sushi chế biến đông lạnh, tôm sú tươi PD đông lạnh, tôm thẻ chân trắng chế biến sushi đông lạnh , tôm sú tươi đông lạnh, tôm sú bỏ đầu PTO, tôm sú PD tươi đông lạnh, đông lạnh.

Theo Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC), trong 8 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu tôm vào EU đạt 4,4 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngối.

Bên cạnh đó, 3 thị trường nhập khẩu tơm chính của Việt Nam tại EU là Đức, Hà Lan và Bỉ, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Pháp và Tây Ban Nha lần lượt tăng 32% và 28% trong 8 tháng đầu năm 2021.

Dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU sẽ tăng trưởng đồng đều trong các năm tiếp theo do ngành tơm có thể tận dụng ưu đãi thuế quan EVFTA để cạnh tranh tốt với Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia.

Về mặt hàng cá ngừ:

Mặt hàng có tỷ trọng cao thứ 2 trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu năm 2021 là cá ngừ.

Năm 2017. tổng lượng hàng nhập khẩu cá ngừ và các sản phẩm từ cá ngừ từ Việt Nam sang EU đã tăng hơn 23% so với năm 2016, đạt 141,9 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu sang Hà Lan và Đức tăng mạnh lần lượt là 46,8% và 24,4%, xuất khẩu sang Ý giảm 2% so với năm 2016. Về cơ cấu sản phẩm cá ngừ xuất khẩu sang EU, đáng chú ý xuất khẩu có xu hướng tăng mạnh ở mặt hàng cá ngừ chế biến và các mặt hàng cá ngừ đóng hộp lại ngày càng giảm.

Năm 2018, hai thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam đã thay đổi. Tây Ban Nha chiếm vị trí đứng đầu với tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ từ Việt Nam đạt 30 triệu USD. Kế tiếp là Đức Hà Lan với 25 triệu USD.

45

Tính tổng cả năm 2019, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang EU đạt 139,6 triệu USD, giảm 11,8% so với năm trước, hầu hết các nước EU đều giảm nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam, từ Ý, Bỉ, Phần Lan, Hy Lạp, Hungari và Bungari. Trong đó đáng chú ý là Hy Lạp và Phần Lan có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2019, Ý có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam, cá ngừ Việt Nam cung cấp 8,3% tổng giá trị nhập khẩu cá ngừ HS03 của Ý, tương tự đối với Đức và Bỉ. Trái lại các nước trên, Hà Lan lại giảm nhập khẩu so với năm 2018. Mặc dù vậy Việt Nam vẫn nguồn cung cá ngừ lớn nhất của Hà Lan trong năm 2019.

Năm 2021, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU đạt 144 triệu USD, tăng 6,4% so với năm 2020. Mặc dù giá trị XK trong năm 2021 vẫn tăng nhưng điều đáng nói là trong nhiều tháng xuất khẩu sang thị trường này đã bị sụt giảm so với cùng kỳ, đặc biệt là giai đoạn cuối năm 2021 khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Việt Nam.

Về mặt hàng cá tra:

Mặt hàng có tỷ trọng cao thứ 3 trong cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU năm 2021 là cá tra, với tiềm năng to lớn trên vùng Đồng bằng Sông Cử Long đã tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Phần lớn các nước thành viên EU nhập khẩu cá tra Việt Nam dưới dạng phile đông lạnh. hiện này phần lớn các doanh nghiệp EU nhập khẩu cá tra phile đông lạnh của Việt Nam để tăng giá trị cho sản phẩm bằng cách tẩm ướp, bao bột, đóng gói theo thị hiếu của người Châu Âu. Do đó, ngồi việc nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam, một số nước như Bỉ, Đức, Hà Lan tái xuất sản phẩm cá tra sang các nước trong EU. Đến 50% tổng khối lượng nhập khẩu vào EU để tái xuất trong nội khối (Theo đánh giá của CBI).

Năm 2017, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt 203 triệu USD, giảm khoảng 22% so với năm 2016. Trong khối EU, các thị trường Hà Lan, Bỉ, Đức giảm lần lượt là 3,2%; 4,2%; 19,3%. Sự sụt giảm xuất khẩu ở thị trường này cộng với nhiều đòi hỏi khắt khe từ phía khách hàng, giá bán trung bình khơng tăng nhiều khiến nhiều doanh nghiệp cân nhắc chuyển hướng sang một số thị trường tiềm năng khác như Brazil, Trung Quốc, Mexico, Mỹ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá trị xuất khẩu cá tra sang EU năm 2017 giảm so với năm 2016.

46

Năm 2018, cá tra đã tăng sức cạnh tranh tại EU, tổng giá trị xuất khẩu đạt 243,9 triệu USD, tăng 20,1% so với năm 2017. Giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường EU khả quan trở lại do nguyên liệu cá tra trong nước tăng kéo giá xuất khẩu tăng lên. Giá trị xuất khẩu sang một số thị trường lớn tại khu vực này như Đức tăng 10,5%; Hà Lan tăng 33,4%; Bỉ tăng 11,8% so với năm 2017. Sự phục hồi và tăng trưởng xuất khẩu cá tra tại thị trường EU sau nhiều năm liên tiếp giảm đã tạo tâm lý tốt cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sang thị trường này.

Năm 2019 Kết thúc với nhiều sự nỗ lực của các doanh nghiệp cá tra nhưng đây cũng là năm chưa đạt được sự kỳ vọng của ngành hàng, tổng giá trị xuất khẩu sang EU đạt 235,4 triệu USD, giảm 3,5% so với năm 2018. Khó khăn xảy ra ở hầu hết các thị trường xuất khẩu, giá nguyên liệu trong nước giảm mạnh đã khiến cho giá trị xuất khẩu giảm thêm.

Cũng như tôm, năm 2020 và năm 2021 EU là thị trường thứ 2 bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhất là tại các thị trường nhập khẩu lớn trong khối này như Tây Ban Nha, Ý,... lệnh phong tỏa tại một số nước khiến cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sụt giảm mạnh. Xuất khẩu cá tra sang 3 thị trường lớn như Hà Lan, Bỉ, Đức giảm lần lượt 29%; 38,8%; 31%.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)