Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang EU

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 56 - 59)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN

2.2. Xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang EU giai đoạn 2017 – 2021

2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang EU

Đức, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Ý và Tây Ban Nha là những thành viên nhập khẩu thủy sản chính, giá trị nhập khẩu thủy sản hàng năm vượt 1 tỷ USD và các nước này cũng chiếm gần 80% giá trị nhập khảu thủy sản của EU. Các nước này cũng chính là những thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam.

47

Biểu đồ 2.9. Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nƣớc thành viên EU giai đoạn 2017 – 2020

(Đvt: Triệu USD)

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Nhìn chung, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước thành viên EU khơng đồng đều và có biến động qua các năm

Thị trường Đức:

Đức chiếm vị trí trung tâm của Tây Âu với cơ sở hạ tầng được thiết lập nối với các quốc gia phía Đơng, tiếp giáp với đường biên giới của 6 quốc gia thuộc EU. Đức là một quốc gia nhập khẩu một lượng thủy sản rất lớn nên ngành công nghiệp chế biến thủy sản là một trong những ngành công nghiệp chế biến chủ yếu của Đức. Với dân số hiện nay là khoảng 83,24 triệu người và khơng có nền sản xuất nội địa lớn nên Đức là thị trường tiềm năng khi quốc gia nhày nhập khẩu khá nhiều thủy sản.

Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy Đức là quốc gia nhập khẩu thủy sản Việt Nam lớn nhất nhì trong khối EU với xu hướng tăng dần qua từng năm, năm 2021 Đức chiếm tới 18,87% lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào EU.

12.37 13.21 14.48 18.87 20.51 20.14 16.59 22.16 11.14 10.08 9.88 12.54 6.98 7.30 7.67 10.24 10.02 7.99 8.11 10.26 4.13 5.53 6.08 7.31 34.84 35.75 37.17 18.61 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2017 2018 2019 2020

Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nƣớc thành viên EU giai đoạn 2017 - 2020

48

Tại Châu Âu, Đức đóng vai trị là trung tâm phân phối các sản phẩm cá ngừ đóng hộp, do đó Đức nhập khẩu một lượng lớn cá ngừ. Cá ngừ được nhập khẩu vào Đức thường được quốc gia này tẩm ướp, đóng gói và tái xuất sang các thành viên khác trong EU.

Thị trường Hà Lan:

Hà Lan là đối tác thương mại hàng đầu Việt Nam tại Châu Âu, là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Hiện nay Hà Lan là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất Châu Âu với dân số 17,44 triệu người. Có thể thấy sức tiêu thụ của Hà Lan rất lớn.

Trong cả thời kỳ nghiên cứu, Hà Lan là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tại EU vào năm 2017, đạt 303,6 triệu USD. Năm 2019, Hà Lan nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam đạt 215,2 triệu USD, chiếm 16,59% tỷ trọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU. Nhiều nhà phân phối Châu Âu có kho bãi tại Hà Lan, họ nhập khẩu từ khắp thế giới và tái xuất sang các quốc gia nội khối do Hà Lan có lợi thế cảng biển Rotterdam lớn nhất EU. Có thể thấy quốc gia này là thị trường tiềm năng và là cửa ngõ quan trọng để hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU.

Thị trường Bỉ:

Đối với các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU thì Bỉ ln đóng một vai trò quan trọng. Giá trị xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Bỉ khá lớn với trung bình khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU giai đoạn 2017 – 2020.

Bỉ luôn nằm trong top 3 thị trường nhập khẩu tơm chính của Việt Nam trong khối EU. Bỉ chủ yếu nhập khẩu tôm từ Việt Nam với mặt hàng tôm chân trắng chiếm tỷ trọng khoảng 75%. Nhập khẩu thủy sản của Bỉ trong đó có tơm tương đối ổn định do các sản phẩm này bảo đảm dinh dưỡng cao.

Thị trường Pháp:

Với hơn 67,39 triệu dân, Pháp là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn từ Việt nam chỉ đứng sau top 3. Nguồn cung thủy sản trong nước của Pháp chỉ đáp ứng được khoảng 45% lượng tiêu thụ của người dân. xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Pháp Trong giai đoạn nghiên cứu có khá nhiều biến động. Tuy nhiên nhìn chung vẫn tăng trưởng qua hàng năm. Các sản phẩm thủy sản nhập khẩu chính của Pháp là cá tươi và cá sống, giáp xác, nhuyễn thể...Trong các mặt hàng nhập

49

khẩu thì phile cá đơng lạnh chiếm tỷ trọng lớn nhất, ngay sau đó là tơm. Hàng năm, Pháp nhập khẩu tơm trên dưới 600 triệu EUR tôm các loại, chiếm khoảng 20% trong tổng số kim ngạch nhập khẩu thủy sản của nước này.

Thị trường Italy:

Với dân số 59,55 triệu người và là quốc gia thu hút rất nhiều khách du lịch nhưng tổng sản lượng thủy sản của quốc gia này lại khá khiêm tốn với chỉ khoảng 0,7 triệu tấn một năm buộc Italy phải nhập khẩu thủy sản để đáp ứng nhu cầu trong nước. Việt Nam hiện tại đang là nước cung cấp cá ngừ ngoại khối lớn nhất của Italy chiếm gần 50% tổng khối lượng nhập khẩu.

Thị trường Tây Ban Nha

Tây Ban Nha là nước nhập khẩu thủy sản lớn của EU, trung bình mỗi người tại quốc gia này sử dụng thủy sản khoảng 44kg/người/năm. Với hơn 47 triệu người Tây Ban Nha là nước tiêu thụ thủy sản hàng đầu của EU với trung bình khoảng 1,7 triệu tấn. Tây Ban Nha chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm cá đơng lạnh, cá tươi, cá hun khói, cá đóng hộp và nhuyễn thể. Các nước xuất khẩu thủy sản truyền thống của quốc gia này là các nước Nam Mỹ, Khu vực Địa Trung Hải, Trung Quốc và Ấn Độ. Ngay ở khu vực Châu Á, thủy sản Việt Nam cũng phải chịu áp lực cạnh tranh vô cùng khốc liệt, đặc biệt từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)