Tiềm năng tài nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 34 - 36)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN

2.1. Ngành thủy sảnViệt Nam

2.1.1.1. Tiềm năng tài nguyên

Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, 12 đầm, phá; 112 cửa sông, lạch, trong đó có 47 cửa có độ sâu từ 1,6 – 3,0 m, dễ đưa tàu cá công suất tới 140 CV ra vào khi có thủy triều. Hệ thống 4.000 hòn đảo, đặc biệt hai quần đảo Trường Sa và Hồng Sa có thể xây dựng được các cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác xa bờ, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ an ninh Tổ Quốc.

Biển Việt Nam bao gồm:

(i) vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226.000 km2 (ii) vùng biển đặc quyền kinh tế rộng một triệu km2

Có nhiều vũng, vịnh kín gió cho tàu thuyền trú đậu và để ni thủy sản. Các đảo Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc, Hòn Khoai, Thổ Chu, …. thuộc những ngư trường lớn, rất thuận lợi cho dịch vụ khai thác.

Căn cứ vào đặc điểm địa hình và khí tượng thủy sản, có thể chia vùng biển và dải ven biển thành 3 vùng vịnh: Vùng vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền Trung và vùng biển Nam Bộ. Nhờ có những nét đặc trưng như vậy mà nghề thuỷ sản Việt Nam gồm cả đánh bắt và nuôi trồng đã tồn tại và phát triển từ lâu đời đến nay.

Diện tích vùng ven biển và vùng biển của đất nước ta gấp 3 lần diện tích đất liền. Trải dài trên 13 vĩ độ, vùng ven biển và biển Việt Nam được chia thành 4 khu vực mơi trường (Hay cịn gọi là vùng di trú của các lồi thủy sinh vật), đó là mơi trường nước mặn xa bờ, môi trường nước mặn gần bờ, môi trường nước lợ và môi trường nước ngọt. Với mỗi một mơi trường có nhiều nguồn lợi thủy sản khác nhau làm cho nguồn lợi thủy sản Việt Nam rất đa dạng và phong phú.

Mơi trường nước mặn xa bờ có thể khai thác 3 nguồn lợi thủy sản lớn đó là cá nổi ngoài khơi, cá đáy biển sâu và cá rạn san hơ. Cá nổi ngồi khơi chủ yếu là cá thu ngừ, họ cá chuồn, có khoảng 260 lồi, chiếm 13% tổng số loài. Cá đáy biển sâu điển hình cá cá chào mào, cá bàn chân, cá đèn lồng, cá mú làn, khoảng 1.432 loài, chiếm 69% tổng số loài. Cá rạn san hơ có khoảng 340 lồi, chiếm 16,6% tổng số lồi.

25

Mơi trường nước mặn gần bờ, nguồn lợi thủy sản khoảng 75 lồi tơm, 25 loài mực, 7 loài bạch tuộc, 653 loài tảo biển, 90 loài rong kinh tế, 298 loài san hơ, 2.100 lồi cá.

Mơi trường nước lợ. Tổng diện tích tiềm năng nước lợ trong toàn quốc là 621.009 ha, bao gồm 84.652 ha ở các tỉnh phía Bắc, 39.745 ha ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, 33.622 ha ở các tỉnh Nam Trung Bộ, 25.510 ha ở các tỉnh Đông Nam Bộ và 437.480 ha ở các tỉnh Tây Nam Bộ. Mơi trường nước lợ có khoảng 230 lồi giáp xác và 211 lồi thân mềm.

Mơi trường nước ngọt bao gồm các vùng ao, hồ, suối, ruộng, hồ chứa, hồ tự nhiên trong đất liền, là nghề nuôi lâu đời, thuận lợi cho nuôi các loại cá và tơm nước ngọt. Các dịng sơng có thể phát triển ni lồng bè các loại cá và tơm

Hiện tại, ở Việt Nam có 6 vùng kinh tế thủy sản chủ yếu đó là: Vùng đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sơng Cửu Long. Trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế thủy sản trọng tâm của cả nước, luôn chiếm trên 50% tổng sản lượng cả nước, tiếp theo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng kinh tế thủy sản lớn thứ hai của cả nước, luôn chiếm tỷ trên 20% tổng sản lượng cả nước.

Bảng 2.1. Sản lƣợng thủy sản phân theo địa phƣơng năm 2020

Stt Các vùng kinh tế thủy sản Sản lƣợng

(Tấn) Tỷ trọng (%)

1 Đồng bằng sông Hồng 1154656 13.58

2 Trung du và miền núi phía Bắc 163223 1.92

3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 1913473 22.51

4 Tây Nguyên 48749 0.57

5 Đông Nam Bộ 519406 6.11

6 Đồng bằng sông Cửu Long 4697682 55.28

7 Tổng 8497189 100

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016 – 2020, trang 586 – 587)

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển thủy sản, bao gồm cả khai thác và nuôi trồng. Với điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh thái, hệ thống các loài thủy sản của Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Vùng đồng

26

bằng sông Cửu Long và vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung chiếm khoảng 70% tổng sản lượng thủy sản cả nước. Riêng đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 55,28% tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam, chủ yếu là sản lượng nuôi trồng thủy sản. Đây là vùng kinh tế quan trọng để phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản chủ yếu là tôm sú, tơm chân trắng và các lồi thủy sản nước ngọt và nước lợ khác. Hiện tại, vùng đã chưa sử dụng hết diện tích tối đa cho phép nuôi trồng thủy sản. Trong thời gian tới, nếu vùng tiếp tục mở rộng diện tích chưa khai thác, áp dụng các mơ hình sản xuất hiệu quả, các mơ hình sản xuất sạch, ứng dụng các khoa học và công nghệ vào sản xuất sẽ trở thành nguồn nguyên liệu thủy sản chính để phục vụ sản xuất xuất khẩu, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm (khi mà sản lượng thủy sản khai thác và đánh bắt ngày càng cạn kiệt). Trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách để đầu tư và phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản của vùng này, đặc biệt là chú trọng đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản sạch, đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc xuất xứ.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)