Kinh nghiệm của một số quốc gia trong thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng EU

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 29)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN

1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng EU

sang thị trƣờng EU

1.4.1. Kinh nghiệm Trung Quốc

Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn giữ vũng được vị trí top 10 các quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới và tính đến năm 2020, Việt Nam lọt top 3 thế giới về sản lượng xuất khẩu thủy sản với 8,41 triệu USD. Tuy nhiên Việt Nam còn kém xa Trung Quốc khi sản lượng xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc năm 2020 đạt 18,3 tỷ USD và đứng top 1 thế giới. Lý giải cho điều này, cả Việt Nam và Trung Quốc đều là quốc gia Châu á và đều có đường bờ biển dài tiếp giáp Thái Bình Dương. Tuy nhiên với lợi thế về dân số và diện tích lãnh thổ cũng như đường bờ biển và hệ thống sơng ngịi của Trung Quốc đều hơn Việt Nam thì việc sản lượng thủy sản của Trung Quốc đạt kết quả như vậy cũng là điều dễ hiểu.

Đối với Việt Nam, mặc dù sản lượng xuất khẩu thủy sản cao nhưng giá trị thu về lại không hề tương xứng. Lý giải cho vấn đề này là do giá của các sản phẩm Việt Nam rất thấp ảnh hưởng một phần bởi chất lượng sản phẩm, quy mơ ni trồng vè khai thác. Do đó, để có thể cải thiện được tình trạng này thì Việt Nam nên tham khảo những chính sách và phương pháp của những quốc gia khác. Tiêu biểu là quốc gia xuất khẩu thủy sản đứng đầu thế giới là Trung Quốc.

Tập trung phát triển sản phẩm chủ lực

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, Trung Quốc đã nỗ lực phát triển và tiếp thị các sản phẩm chủ lực, duy trì năng lực cạnh tranh của các mặt hàng thủy sản. Đặc biệt là Trung Quốc đã xây dựng và phát triển các mặt hàng chủ lực riêng theo cơ cấu mặt hàng ở mỗi thị trường nhập khẩu. Điều này đã giúp tập trung và chuyên biệt hóa từng mặt hàng cho từng thị trường mục tiêu, tạo ra lợi thế cạnh tranh, chất lượng, số lượng và giá cả cạnh tranh vào từng thị trường cụ thể.

Tăng quy mô nuôi trồng thủy sản

Bất kỳ quốc gia nào nếu muốn tập trung và nâng cao xuất khẩu cũng phải hướng tới việc mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản. Trung Quốc là quốc gia đi

20

đầu trong lĩnh vực thủy sản nên đã có các biện pháp, phương án tiên tiến để đảm bảo với mục tiêu phát triển bền vững đối với ngành thủy sản.

Việc xây dựng các biện pháp nuôi trồng hiệu quả mang lại năng xuất cao đã được đề ra để thay thế cho sản lượng thủy sản của Trung Quốc giảm khi trừng phạt các trang trại gây ô nhiễm. Cụ thể là việc tăng quy mô nuôi trồng an tồn với mơi trường mà vẫn đạt hiệu quả cao được đẩy mạnh. Điều đáng chú ý của biện pháp mở rộng quy mô này là sử dụng các lồng nuôi công nghệ cao, nuôi trồng với quy mơ lớn ngồi biển xa để mở rộng quy mô đồng thời chống chịu được sức ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.

Việc mở rộng quy mơ ni trồng thủy sản ngồi khơi sẽ giúp giảm thiểu được các vấn đề về môi trường hay các vấn đề khác như nuôi trồng trong nội địa. Tuy nhiên cần phải đầu tư một khoản chi phí lớn để các dự án nuôi trồng bằng lồng cơng nghệ cao ngồi khơi có kết cấu vững chắc và đem lại hiệu quả cao nên các dự án này đều do các công ty lớn thực hiện.

Phát triển thủy sản theo hướng bền vững

Hiện nay, Trung Quốc đang là quốc gia đứng đầu thế giới về nuôi trồng thủy sản, sản lượng nuôi trông của Trung Quốc hàng năm lớn bằng khoảng 2/3 sản lượng thủy sản của toàn thế giới. Để đạt được thành tựu như vậy, Trung Quốc đã đề ra các biện pháp cải thiện hiệu suất nuôi trồng, nâng cao chất lượng thủy sản theo hướng phát triển bền vững.

Mặc dù tăng trưởng trong nuôi trồng thủy sản suốt hai thập kỷ có thể tốt cho an ninh lượng thực Trung Quốc nhưng chưa hẳn là tin tốt cho môi trường. Theo nghiên cứu từ Đại học Sư phạm Bắc Kinh, nuôi trồng thủy sản chiếm 30% đường bờ biển của Trung Quốc từ những năm 1980 – 2014. Điều đó khiến hệ sinh thái đất ngập nước bị chia cắt, gây ra ô nhiễm ở các vùng biển ven bờ. Nhận thấy được sự hạn chế đó, Trung Quốc đã đặt ra các kế hoạch nhằm phát triển thủy sản theo hướng bền vững, bảo vệ hệ sinh thái để tái sử dụng nguồn tài nguyên và đồng thời duy trì được sản lượng thủy sản đứng đầu thế giới.

- Trung Quốc đặt ra tiêu chuẩn hóa thiết kế các ao ni trồng thủy sản và tái chế nước kết hợp với trồng lúa, khuyến khích các phương pháp thân thiện với môi trường.

- Đặt ra các giới hạn về dư lượng thuốc thú y trong thủy sản, giúp tăng cường giám sát chất lượng và an toàn thực phẩm.

21

- Năm 2021, Trung Quốc đề ra 5 kế hoạch nuôi trồng thủy sản “Xanh”: Thúc đẩy các phương pháp thân thiện với môi trường, giảm sử dụng thuốc, cải thiện nguồn gen, thay thế cá tạp bằng thức ăn hỗn hợp, xử lý nước thải đầu ra.

- Trung Quốc thậm chí cịn thậm chí cịn sử dụng sáng kiến vành đai con đường, hoạt động ở nước ngồi của các cơng ty đánh cá và dự án hợp tác Nam – Nam của Liên hợp quốc để xuất khẩu các phương pháp nuôi trông thủy sản thân thiện với môi trường sang các quốc gia khác.

- Trung Quốc chi trả trợ cấp quản lý nghề cá cho các tàu hoạt động theo mùa vụ và hoạt động đánh bắt có trách nhiệm. Với mục đích giảm cường độ đánh bắt bừa bãi và chăm sóc, sử dụng tốt nguồn lợi thủy sản.

Những nỗ lực cải cách này được hỗ trợ bới các cơng ty có khả năng tài chính dồi dào và các chuyên gia về linh vực này. Các khoản đầu tư lớn vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cho thấy sự tăng tốc nhanh hơn trong việc hướng tới các sản phẩm thủy sản cao cấp. Đồng thời các công ty cũng nghiên cứu và giới thiệu các giống mới, phương pháp sản xuất tối ưu cho nông dân và mở rộng các nhà máy sản xuất thức ăn công nghệ sinh học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng sản lượng thủy sản.

1.4.2. Kinh nghiệm Thái Lan

Thái Lan là một trong mười nước xuất khẩu thủy sản lớn vào thị trường EU. Giai đoạn 2017 – 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Thái Lan sang EU có mưc tăng trưởng bình quân 8,9%/ năm. Sang giai đoạn 2011 – 2015, mưac tăng trưởng âm 14%/ năm. Nếu tính cả thời kì 2007 – 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Thái Lan sang thị trường EU tăng trưởng âm 2,7%/ năm.

Nhứng mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan sang EU là cá đã chế biến, giáp xác đã chế biến và động vật thân mềm. Năm 2015, xuất khẩu cá đã chế biến đạt 71,18 nghìn tấn với kim ngạch là 237,9 triệu EUR; Khối lượng xuất khẩu động vật thân mềm đạt 20,16 nghìn tấn với kim ngạch 99,6 triệu EUR.

Để đạt được thành tự trên, Thái Lan đã thực hiện nhiều biện pháp mang tính phối hợ đồng bộ như sau:

Về hoạt động xuất khẩu thủy sản sang EU, chiến lược nổi bật của Thái Lan là tập trung phát triển một số mặt hàng thủy sản có thế mạnh, xác định tốt thị trường trọng điểm, tạo lập vị thế lớn trong phân phối một số mặt hàng và ổn định giá tại các thị trường xuất khẩu lớn tại EU

22

Về quản lý chất lượng thức ăn cho thủy sản, Thái Lan chủ yếu quan tâm tới việc quản lý chất lượng thức ăn cho các loại thủy sản nhằm có được sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng và quy định khắt khe từ EU.

Về áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, Thái Lan là nuowcs đi đầu ở Đông Nam Á về áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Các trại chăn nuôi ở Thái Lan cũng có trách nhiệm trong việc truy xuất nguồn gốc cảu các sản phẩm nuôi trồng thủy sản. Trách nhiệm cảu các nhà xản xuất thức ăn chăn nuôi ở Thái Lan là phải sử dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Theo đó, các nhà máy sản xuất phải áp dụng hệ thống phân tích ruit ro và điểm kiểm soát tới hạn. Năm 2008, EU cấm sử dụng các loại kháng sinh như hiện nay đang dùng. Thái Lan đã chuẩn bị trước cho tình huống này và đây là một trong những bài học mà Việt Nam cần phải học hỏi.

1.4.3. Bài học cho Việt Nam

Sau khi nghiên cứu kinh ngiêmh của hai quốc gia là Trung Quốc và Thái Lan, nhận thấy muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU cần phải có một giải pháp tổng thể và đồng bộ. Các giải pháp đặt ra pahỉ chú trọng ngay từ khâu đánh bắt, nuôi trồng, chọn giống, điều kiện sản xuất, vệ sinh ATTP,...Ngành thủy sản Việt Nam cần phải có một chiến lược phát triển chung mang tính bền vững, ổn định và xây dựng một ngành sản xuất mang lại những sản phẩm giá trị cao.

Về nôi trồng thủy sản:

Tập trung nâng cao năng lực sản xuất con giống chất lượng cao, ưu đãi, ưu tiên đầu tư vào các dự án xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản, địa điểm lựa chọn tại các trung tâm nghề cá lớn tại các vùng nuôi trông thủy sản tập trung. Các trang trại nuôi thủy sản phải đáp ứng tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Điều này sẽ làm phát triển và thúc đẩy một hệ thống quản lý sức khỏe thủy sản cộng đồng.

Về khai thác thủy sản:

Đầu tư, nâng cấp các cơ sở đóng sửa tàu thuyền nghề cá, cơ sở sản xuất, gia công lưới sợi quy mô lớn. Phát triển kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch. Hoàn thiện dữ liệu khoa học về thủy sản. Thực hiện truy xuất nguồn gốc tại khâu đánh bắt.

23

Hiện đại hóa và đầu tư nâng cấp khu vực chế biến đạt tiêu chuẩn quốc tế, cơ sở hạ tầng tốt nhằm nâng cao chất lượng, hạ thấp giá thành sản phẩm. các doanh nghiệp cần có năng lực chế biến tốt để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn khắt khe mà thị trường EU đang áp dụng

Về hoạt động thương mại thủy sản tại EU:

Tăng cường nghiên cứu bám sát những biến động của thị trường Châu Âu, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến vào EU. Hiện nay trong xu thế hội nhập đang phát triển, thị trường trở thành vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Tăng cường xúc tiến phải được thực hiện ở cả vĩ mô và vi mô

Tăng cường sự hội nhập và hợp tác trong chuỗi giá trị:

Phát triển các mối liên kết theo chiều dọc trong chuỗi giá trị bằng đầu tư tài chính và hợp đồng mua hàng với vai trị dẫn đầu là các cơng ty chế biến xuất khẩu. Tăng cường hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị.

24

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG

THỊ TRƢỜNG EU GIAI ĐOẠN 2017 – 2021 2.1. Ngành thủy sản Việt Nam

2.1.1. Tiềm năng ngành thủy sản Việt Nam

2.1.1.1. Tiềm năng tài nguyên

Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, 12 đầm, phá; 112 cửa sông, lạch, trong đó có 47 cửa có độ sâu từ 1,6 – 3,0 m, dễ đưa tàu cá công suất tới 140 CV ra vào khi có thủy triều. Hệ thống 4.000 hòn đảo, đặc biệt hai quần đảo Trường Sa và Hồng Sa có thể xây dựng được các cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác xa bờ, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ an ninh Tổ Quốc.

Biển Việt Nam bao gồm:

(i) vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226.000 km2 (ii) vùng biển đặc quyền kinh tế rộng một triệu km2

Có nhiều vũng, vịnh kín gió cho tàu thuyền trú đậu và để ni thủy sản. Các đảo Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc, Hòn Khoai, Thổ Chu, …. thuộc những ngư trường lớn, rất thuận lợi cho dịch vụ khai thác.

Căn cứ vào đặc điểm địa hình và khí tượng thủy sản, có thể chia vùng biển và dải ven biển thành 3 vùng vịnh: Vùng vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền Trung và vùng biển Nam Bộ. Nhờ có những nét đặc trưng như vậy mà nghề thuỷ sản Việt Nam gồm cả đánh bắt và nuôi trồng đã tồn tại và phát triển từ lâu đời đến nay.

Diện tích vùng ven biển và vùng biển của đất nước ta gấp 3 lần diện tích đất liền. Trải dài trên 13 vĩ độ, vùng ven biển và biển Việt Nam được chia thành 4 khu vực mơi trường (Hay cịn gọi là vùng di trú của các lồi thủy sinh vật), đó là mơi trường nước mặn xa bờ, môi trường nước mặn gần bờ, môi trường nước lợ và môi trường nước ngọt. Với mỗi một mơi trường có nhiều nguồn lợi thủy sản khác nhau làm cho nguồn lợi thủy sản Việt Nam rất đa dạng và phong phú.

Môi trường nước mặn xa bờ có thể khai thác 3 nguồn lợi thủy sản lớn đó là cá nổi ngồi khơi, cá đáy biển sâu và cá rạn san hơ. Cá nổi ngồi khơi chủ yếu là cá thu ngừ, họ cá chuồn, có khoảng 260 lồi, chiếm 13% tổng số loài. Cá đáy biển sâu điển hình cá cá chào mào, cá bàn chân, cá đèn lồng, cá mú làn, khoảng 1.432 loài, chiếm 69% tổng số loài. Cá rạn san hơ có khoảng 340 lồi, chiếm 16,6% tổng số lồi.

25

Mơi trường nước mặn gần bờ, nguồn lợi thủy sản khoảng 75 lồi tơm, 25 loài mực, 7 loài bạch tuộc, 653 loài tảo biển, 90 loài rong kinh tế, 298 loài san hơ, 2.100 lồi cá.

Mơi trường nước lợ. Tổng diện tích tiềm năng nước lợ trong toàn quốc là 621.009 ha, bao gồm 84.652 ha ở các tỉnh phía Bắc, 39.745 ha ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, 33.622 ha ở các tỉnh Nam Trung Bộ, 25.510 ha ở các tỉnh Đông Nam Bộ và 437.480 ha ở các tỉnh Tây Nam Bộ. Mơi trường nước lợ có khoảng 230 lồi giáp xác và 211 lồi thân mềm.

Mơi trường nước ngọt bao gồm các vùng ao, hồ, suối, ruộng, hồ chứa, hồ tự nhiên trong đất liền, là nghề nuôi lâu đời, thuận lợi cho nuôi các loại cá và tơm nước ngọt. Các dịng sơng có thể phát triển ni lồng bè các loại cá và tôm

Hiện tại, ở Việt Nam có 6 vùng kinh tế thủy sản chủ yếu đó là: Vùng đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đơng Nam Bộ, Đồng bằng sơng Cửu Long. Trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế thủy sản trọng tâm của cả nước, luôn chiếm trên 50% tổng sản lượng cả nước, tiếp theo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng kinh tế thủy sản lớn thứ hai của cả nước, luôn chiếm tỷ trên 20% tổng sản lượng cả nước.

Bảng 2.1. Sản lƣợng thủy sản phân theo địa phƣơng năm 2020

Stt Các vùng kinh tế thủy sản Sản lƣợng

(Tấn) Tỷ trọng (%)

1 Đồng bằng sông Hồng 1154656 13.58

2 Trung du và miền núi phía Bắc 163223 1.92

3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 1913473 22.51

4 Tây Nguyên 48749 0.57

5 Đông Nam Bộ 519406 6.11

6 Đồng bằng sông Cửu Long 4697682 55.28

7 Tổng 8497189 100

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016 – 2020, trang 586 – 587)

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển thủy sản, bao gồm cả khai thác và nuôi trồng. Với điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh thái, hệ thống các loài thủy sản của Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Vùng đồng

26

bằng sông Cửu Long và vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung chiếm khoảng 70% tổng sản lượng thủy sản cả nước. Riêng đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 55,28% tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam, chủ yếu là sản lượng nuôi trồng thủy sản. Đây là vùng kinh tế quan trọng để phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản chủ yếu là tôm sú, tơm chân trắng và các lồi thủy sản nước ngọt và nước lợ khác. Hiện tại, vùng đã chưa sử dụng hết diện tích tối

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)