Xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang thị trƣờng Liên minh

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 85)

3.2.2.2 .Định hướng phát triển theo vùng

3.3. xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang thị trƣờng Liên minh

trƣờng Liên minh Châu Âu

3.3.1. Tăng khối lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững vững

Khai thác theo hướng bền vững:

Từng bước giảm dần số lượng tàu và sản lượng khai thác, chú trọng chất lượng, đồng thời chuyển sang nuôi biển, tăng quy mô và năng suất nuôi biển, tăng sản lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó tích cực triển khai cơng tác phịng, chống vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo vào không theo quy định (IUU).

76

Triển khai lắp đặt hệ thống thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên, góp phần phục vụ công tác theo dõi, giám sát tàu cá hoạt động trên biển một cách hiệu quả.

Tiến hành xử lý chặt chẽ các trường hợp vi phạm IUU. Ngoài ra, các lực lượng chức năng cần giám sát chặt chẽ đối với nhóm tàu cá có dấu hiệu, nguy cơ vi phạm IUU, xử lý nghiêm các hành vi tắt thiết bị, tháo thiết bị, thường xuyên mất kết nối với hệ thống, vượt ranh giới biển…

Nuôi trồng theo hướng bền vững:

Phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, bảo đảm môi trường sinh thái gắn với phát triển du lịch và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biển. Tập trung nuôi theo hướng công nghiệp giàu hàm lượng khoa học công nghệ với ứng dụng vật liệu ni, thiết bị ni, quy trình ni, ngun liệu đầu vào tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng quốc tế. Bên cạnh đó, có cơ chế khuyến khích hình thành các cơ sở chế biến thủy sản đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia, khu vực và tồn cầu. Qua đó, góp phần tích cực tái cơ cấu ngành thủy sản, tạo sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế biển, tăng thu nhập cho người dân.

3.3.2. Cải thiện chất lượng thủy sản xuất khẩu và xây dựng thương hiệu

Dự báo giai đoạn 2020 - 2025 có nhiều thuận lợi, cơ hội trong việc tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam, đặc biệt là hiệp định EVFTA Việt Nam ký kết có hiệu lực, sẽ tạo điều kiện để đa dạng hóa sản phẩm; sản xuất được kiểm soát chặt chẽ.

Cần đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và thế giới nhằm nâng cao năng lực quản lý và khả năng hội nhập của ngành, cũng như tháo gỡ các rào cản kỹ thuật, mở rộng thêm các thị trường có tiềm năng đối với sản phẩm thủy sản. Đồng thời phổ biến và áp dụng công nghệ sản xuất sạch phù hợp với quy mô sản xuất hộ, quy mô sản xuất công nghiệp về giống, nuôi thương phẩm, lưu thông thành phẩm đến chế biến xuất khẩu; cắt giảm điều kiện sản xuất, kinh doanh; tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp.

Để thương hiệu Việt Nam có sức ảnh hưởng và cạnh tranh được trên thị trường EU các doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu theo lộ trình. Khi thương hiệu mới ra mắt, cần phải chiếm lĩnh thị trường với giá rẻ, coi trọng các

77

hoạt động truyền thông và xúc tiến thương mại để phổ biến hình ảnh thương hiệu. Nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của người dân trong các quốc gia thuộc khối EU từ đó doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng, phát triển nhiều sản phẩm phong phú, cải tiến mẫu mã để có thể cạnh tranh được với đối thủ.

3.3.3. Cải thiện giá sản xuất thủy sảntrong nước

Thứ nhất, cải thiện chi phí sản xuất của hoạt động khai thác, đánh bắt và

nuôi trồng thủy sản. Nhà nước cần phải triển khai đồng bộ và có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi cho ngư dân để đầu tư tàu thuyền mới, nâng cấp tàu thuyền, các phương tiện, dụng cụ phục vụ cho khai thác và đánh bắt. Đầu tư tàu thuyền mới hoặc nâng cấp tàu thuyền đánh bắt, trang thiết bị các phương tiện, dụng cụ đánh bắt hiện đại giúp ngư dân ít tiêu tốn nhiên liệu hơn so với tàu thuyền cũ, lạc hậu tiêu hao nhiều nhiên liệu, giảm nhiên liệu nhờ các phương tiện, thiết bị định vị, dị tìm ngư trường hiện đại thay vì dị tìm thủ cơng như các ngư dân thường hay làm. Hiện tại, đa số ngư dân sử dụng tàu thuyền đánh bắt cũ, lạc hậu làm tiêu hao rất nhiều nhiên liệu xăng dầu nên chi phí cho khai thác, đánh bắt rất cao. Để triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đảm bảo lợi ích cho ngư dân, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa bốn bên đó là: Ngư dân, hiệp hội nghề cá; các bộ ngành; chính quyền địa phương; các ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm, là đặc biệt quan trọng. Nếu sự phối hợp này khơng tốt, có thể dẫn đến có khoảng cách khơng nhỏ giữa các tiêu chuẩn cho vay của các ngân hàng và tiêu chí xét duyệt của các cơ quan nhà nước. Khi đó, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn sẽ kéo dài, đồng nghĩa đồng vốn đến tay ngư dân thêm chậm.

Thứ hai, tăng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản. Do hiện tượng

thiên tai, dịch bệnh và tính khơng hiệu quả trong sản xuất thủy sản nên thiếu nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ sản xuất trong nước nên các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu tranh nhau mua nguyên liệu thủy sản đầu vào nên giá nguyên liệu thủy sản được đẩy lên cao so với giá thực tế. Mặt khác, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa thương lái trong nước và thương lái Trung Quốc tại vùng nguyên liệu nên giá nguyên liệu tăng cao. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu chọn phương án nhập nguồn nguyên liệu thủy sản từ nước ngoài về để sản xuất cầm chừng hoặc đủ duy trì sản xuất với giá nhập khẩu nguyên liệu cao. Do đó, tăng cường sản lượng khai thác, đánh bắt và nuôi trồng

78

thủy sản để giảm lượng cầu nguyên liệu thủy sản đầu vào phục vụ sản xuất xuất khẩu, giảm hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh và đồng thời làm giảm giá sản xuất nguyên liệu thủy sản Giải pháp tăng cường sản lượng khai thác, đánh bắt và ni trồng thủy sản, tác giả đã trình bày ở mục 3.3.1.

Thứ ba, tối ưu hóa chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất và xuất

khẩu

Một là, chủ động nguồn nguyên liệu thủy sản đầu vào để đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động tối đa cơng suất của nhà máy, giảm chi phí sản xuất theo quy mơ và giá sản xuấthàng hóa cũng giảm dần. Để chủ động nguồn nguyên liệu thủy sản đầu vào, doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu cần phải tăng cường mối liên kết với nông dân và ngư dân trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho các bên. Doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu hàng hóa, thu mua với giá cả đảm bảo nơng dân, ngư dân có lãi để họ yên tâm sản xuất và ngược lại doanh nghiệp có đủ nguyên liệu sản xuất Doanh nghiệp có thể trợ cấp vốn cho nông dân, ngư dân để phục vụ sản xuất.

Hai là, đầu tư máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, đổi mới công nghệ và dây chuyền sản xuất tiên tiến và hiện đại ít tiêu tốn nhiên liệu nhằm nâng cao năng suất, giảm giá sản xuất hàng hóa, đảm bảo chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh.

Ba là, tinh gọn bộ máy quản lý và thực hiện các chính sách tiết kiệm phù hợp nhằm giảm chi phí sản xuất và giảm giá sản xuất hàng hóa.

3.3.4. Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực vận tải, kho bãi

Thứ nhất, tăng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho việc nâng cấp cơ sở

hạ tầng vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc nhằm tăng tính hấp dẫn trong việc thu hút vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thứ hai, tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp

nước ngồi vào vận tải, kho bãi và thơng tin liên lạc.

Nhà nước sửa đổi, bổ sung các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. Sửa đổi luật Đầu tư, luật doanh nghiệp, luật Thuế xuất nhập khẩu, luật Đất đai, luật Môi trường và các luật khác liên quan theo hướng nhất quán, tránh chồng chéo, theo đó sửa các nghị định, thơng tư hướng dẫn thực hiện liên quan của các luật trên.

79

Một là, nâng cao tính hiệu quả của Luật đầu tư và các chính sách ưu đãi đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh tranh so với các lĩnh vực khác và các nước trong khu vực.

Hai là, đẩy mạnh cải cách hành chính và đơn giản thủ tục đầu tư, nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ba là, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư vào vận tải, kho bãi và thơng tin liên lạc trong và ngồi nước.

3.3.5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU EU

Thứ nhất, nâng cao chất lượng dịch vụ XTTM Nhà nước đối với sản phẩm

thủy sản xuất khẩu sang EU. Nhà nước cần mở rộng và phát huy hơn nữa vai trò của các đại diện thương mại và ngoại giao cũng như Thương vụ của Việt Nam ở EU, đào tạo nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, thu thập và xử lý thơng tin. Nhà nước cần có sự thiết lập mạng lưới thông tin thương mại quốc gia hiệu quả và đảm bảo phủ sóng rộng khắp; cần có cơ chế quản lý và khuyến khích sự hoạt động tích cực của cổng thơng tin thị trường nước ngồi, để cổng thơng tin này thực sự là nguồn cung cấp thông tin quen thuộc và hữu ích cho doanh nghiệp. Bộ cũng cần liên kết, giới thiệu tới cộng đồng doanh nghiệp trang web hữu ích để phát huy tính chủ động, sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc thu thập những thơng tin phong phú, hữu ích và miễn phí từ EU. Đồng thời, Nhà nước cần phát huy vai trò của các Thương vụ Việt Nam ở EU trong hoạt động XTTM nhà nước nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản trên thị trường này. Thương vụ Việt Nam ở nước ngồi có vai trị rất quan trọng đối với XTTM nhà nước cũng như xúc tiến xuất khẩu trong việc quảng bá thông tin về thủy sản, thu thập thông tin về thị trường thủy sản EU, …

Thứ hai, phát triển thương hiệu đối với sản phẩm thủy sản ở EU. Thương

hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc phân đoạn thị trường của tiêu thụ thủy sản. Sản phẩm mang thương hiệu khác nhau sẽ đưa ra những thông điệp khác nhau dựa trên những dấu hiệu nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng và thu hút sự chú ý của những tập hợp khách hàng khác nhau. Khi đối tượng khách hàng đa dạng và sản phẩm ngày càng phong phú thì chức năng phân biệt càng trở nên quan trọng. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu quốc gia

80

đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU cần có sự chú ý đến đặc điểm của từng thị trường, từng phân khúc thị trường đối với sản phẩm thủy sản. Nhà nước cần có sự phổ biến, nâng cao nhận thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng như các tổ chức XTTM nhà nước về nghĩa rộng của thương hiệu. Thương hiệu của sản phẩm thủy sản xuất khẩu mới có thể đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng EU. Với vai trò Ban Thư ký của Hội đồng thương hiệu quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại cần tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và doanh nghiệp tiến hành các chương trình quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có điều kiện phát triển thương hiệu vững chắc tới EU. Hiện nay, việc xây dựng thương hiệu quốc gia sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Đối với thị trường EU, người tiêu dùng EU chỉ biết về Việt Nam, chứ khơng biết về các doanh nghiệp. Do đó, thương hiệu quốc gia sẽ mang lại hiệu quả nhanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng là bước đầu tiên để tiếp cận các thị trường khó tính như EU.

Thứ ba, Nhà nước cần chú trọng tới chất lượng của sản phẩm thủy sản.

Trong giai đoạn hiện nay, XTTM nhà nước cần được hiểu theo nghĩa rộng, hoạt động XTTM nhà nước không chỉ tập trung ở khâu tiêu thụ mà còn cần chú ý tới nâng cao năng lực sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản trên thị trường EU. Bởi, thị trường EU nói riêng và các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam hiện nay đã giảm các biện pháp thuế quan (Hiệp định EVFTA) và thay vào đó là các biện pháp phi thuế quan như truy xuất nguồn gốc, quy trình ni trồng thủy sản đảm bảo thực hành ni tốt. Bên cạnh đó, Việt Nam cần xây dựng chiến lược xuất khẩu quốc gia hiệu quả. Xúc tiến nguồn cung hiệu quả cũng sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của chương trình thương hiệu quốc gia đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất sang thị trường EU.

3.3.6. Nâng cao hiệu quả, tận dụng những ưu đãi từ EVFTA

Sau khi EVFTA có hiệu lực sẽ giảm thiểu các hàng rào thương mại bất hợp lý, tăng tính cơng khai, minh bạch, có thể dự báo khi triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại, kiểm dịch động thực vật cũng như các rào cản kỹ thuật. Bên cạnh đó việc Việt Nam có lợi thế về thuêa quan khi EVFTA có hiệu lực giúp nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ như Thái Lan, Ấn Độ khi các nước này không tham gia EVFTA với Châu Âu giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội, tăng cường xuất khẩu sang EU.

81 3.4. Đề xuất kiến nghị

3.4.1. Kiến nghị đối với chính phủ

Thứ nhất, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng và xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế thông qua các biện pháp hỗ trợ tư vấn, đào tạo. Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thiếu kinh nghiệm trong ngành xuất khẩu thủy sản đồng thời phát triển tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

Thứ hai, tăng cường đào tạo cán bộ về chuyên môn công nghệ sinh học, các ngành kỹ thuật biển, ứng dụng công nghệ cao và bảo vệ mơi trường. Có chính sách ưu tiên đối với đào tạo nguồn nhân lực hoạt động nghề cá trên biển. Tăng cường và phổ biến những thông tin khoa học và kiến thức về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Tăng cường hợp tác quốc tế để cán bộ, chuyên gia của ngành thủy sản tiếp cận với các công nghệ mới tiên tiến trên các quốc gia phát triển.

Thứ ba, đảm bảo nguồn nguyên liệu thủy sản bằng cách đầu tư đông bộ vào các vùng sản xuất nguồn nguyên liệu tiềm năng hoặc các vùng có mặt hàng đa dạng ưa chuộng tại thị trường EU. Nên quy hoạch tập trung cơ sở nuôi trồng với các địa điểm phù hợp cho việc vận chuyển trong chuỗi cung ứng.

Thứ tư, nỗ lực gỡ bỏ thẻ vàng IUU, thưc hiện quyết liệt các giải pháp hạn chế tàu khai thác thủy sản trái phép như tác giả đã nêu ra ở mục 3.3.1.

3.4.2. Kiến nghị đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Kiến nghị trong sản xuất nông nghiệp, bảo đảm cân đối cung cầu, rà soát lại các quy hoạch của từng ngành hợp lý. Phối hợp với địa phương tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn cho sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó quan tâm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm..., để nền nông nghiệp nước nhà sản xuất bền vững, đáp ứng cạnh tranh trong xu thế hội nhập thị trường. Bên cạnh đó, cần

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường eu (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)