Tình hình sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 30 - 33)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

2.2. Khái quá chung về tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2019-2021

2.2.1. Tình hình sản xuất

*Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê

Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn, diện tích trồng cà phê tính đến cuối năm 2021 khoảng 675 nghìn ha. Do sức cạnh tranh về giá, và một

số diện tích cà phê tái canh chưa cho thu hoạch và chuyển sang cây trồng hiệu quả như rau, hoa…, nên việc đầu tư chăm sóc, trồng cà phê của người dân dần hạn chế.

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê giai đoạn 2019-2021 Năm Diện tích (ha) Năng suất

(tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2019 696.469 24 tạ/ha 1,7 2020 680.000 26,4 tạ/ha 1,8 2021 675.000 27,1 tạ/ha 1,83 Nguồn: Bộ NN & PTNT, 2021

Diện tích trồng cà phê có xu hướng giảm dần nguyên nhân do đây là loại cây trồng địi hỏi nhiều nhân cơng, đặc biệt là trong mùa thu hoạch. Trong khi giá nhân công đang dần tăng cao, đặc biệt giai đoạn 2019-2021 ảnh hưởng từ dịch bệnh dẫn đến vấn đề khan hiếm nguồn lao động, độn giá thuê nhân công ngày càng cao, cùng với đó giá cà phê rẻ khiên bà con nhiều vùng đã chuyển sang xen canh canh tác một số loại cây ăn quả khác cho giá trị cao như sầu riêng, mít, bơ.

*Diện tích trồng cà phê Việt Nam tính theo vùng:

Khi nhắc đến những vùng đất trồng cà phê ở nước ta, trước hết phải kể đến các tỉnh Tây Nguyên với các vùng trồng cà phê nổi tiếng như Cầu Đất, Núi Min, Trạm Hành (Lâm Đồng) và đặc biệt Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) – đây là vựa cà phê Robusta đứng đầu thế giới.

Bảng 2.2. Diện tích trồng cà phê của Việt Nam tính theo vùng Đơn vị: ha Khu vực Diện tích Đắk Lắk 203.603 Lâm Đồng 174.391 Đắk Nông 129.546 Gia Lai 95.000 Đồng Nai 21.000 Kon Tum 20.999 Sơn La 17.000 Bình Phước 16.000 Bà Rịa – Vũng Tàu 5.130 Quảng Trị 5.000 Các khu vực khác 12.669 Nguồn: Bộ NN & PTNT, 2021

Tỉnh Đắk Lắk là vùng trồng chính, chiếm khoảng 30% diện tích trồng cà phê cả nước, tiếp theo là Lâm Đồng với 25%, Đắk Nông 19%, Gia Lai 14% …. Các tỉnh Tây Nguyên là nơi tập trung trồng nhiều cà phê nhất vì đây là nơi địa hình là các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, đất badan với tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng là điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh cà phê với quy mơ rộng. Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, lượng nhiệt lớn, có 1 mùa mưa và khô sâu sắc tạo điều kiện để gieo trồng, thu hoạch, bảo quản, phơi sấy sản phẩm. Có một số hệ thống sông như Đồng Nai, Xê Xan, Xrê Pôk,... giúp cung cấp nước cho các vùng chuyên canh và tại đây người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất canh tác cà phê. Các địa danh như Cầu Đất, Núi Min, Trạm Hành (Lâm Đồng) và đặc biệt Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) – là vựa cà phê Robusta đứng đầu thế giới. Trước đó, người Pháp đã khảo sát rất kỹ lưỡng về thổ nhưỡng, khí hậu, độ cao, tầng phù sa cổ…mới chọn Buôn Ma Thuột là nơi chuyên canh cây cà phê Robusta, lấy Bn Ma Thuột làm tâm trong vịng bán kính 10km trồng cà phê Robusta đều cho ra thể chất tốt,

như Ea Kao, Etam, Tân Lập, Tân Hòa, Tân An, Tân Lợi, Cư Êbur, và một số huyện khác: Cưmgar, Krong Ana… Robusta vùng này là loại thích hợp nhất để tăng độ mạnh của cà phê Espresso (gốc Milano) nhưng với một tỷ lệ ít. Vốn là một trong tám đô thị loại một trực thuộc tỉnh, lại là thành phố chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phịng cấp quốc gia nên Bn Ma Thuột được nhà nước quan tâm và đầu tư nhiều để phát triển cơ sở hạ tầng cùng nhiều mặt khác. Với sản lượng cà phê Robusta đứng đầu cả nước, góp phần đưa sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam lên vị trí số 1 trên thế giới, và cung cấp một sản phẩm cà phê có chất lượng cao nhất và hương vị đặc trưng nhất nên Buôn Ma Thuột được xem là “thủ phủ cà phê”.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 30 - 33)