Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
3.3.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực ổn định có chất lượng tốt là thế mạnh của doanh nghiệp vì xét cho cùng yếu tố con người vẫn luôn là một yếu tố quan trọng, cho nên có chiến lược phát triển nguồn nhân lực chính là nâng cao năng lực của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cà phê, tùy vào điều kiện kinh doanh của mình mà lựa chọn các hình thức khác nhau để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh có khả năng dự đoán biến động của thị trường, có khả năng đàm phán quốc tế, có hiểu biết sâu về thị trường k hạn để hạn chế rủi ro trong việc áp dụng phương thức giao hàng chốt giá sau tiến tới áp dụng hình thức giao hàng trả tiền để tránh tổn thất do giá thị trường xuống quá thấp.
Với những doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cà phê lớn, các tập đoàn cà phê:Thuê chuyên gia nước ngoài ở các chức danh: giám đốc điều hành, giám đốc bán hàng, cử cán bộ nhân viên đi học tập nước ngoài và trong nước. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chú ý đến việc đào tạo nghiệp vụ liên quan đến công việc cho nhân viên. Nguồn nhân lực là “tài sản” đặc biệt của doanh nghiệp. Cho nên dù loại hình doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng đều phải có các giải pháp gìn giữ như: quan tâm đến chế độ lương thưởng, bảo hiểm và đời sống của người lao động.
3.4. Một số kiến nghị với để thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU
3.4.1. Kiến nghị với chính phủ Việt Nam
Chính phủ cần xây dựng một chiến lược xuất khẩu cà phê một cách bền vững. Đây là một vấn đề lớn để có chiến lược lâu dài cho ngành cà phê Việt Nam, cần có cơ sở để tính tốn cần sản xuất bao nhiêu cho phù hợp với nhu cầu của thị trường EU hiện tại và trong tương lai. Với tình hình biến đổi khí hậu, khả năng sản xuất cà phê ở nhiều vùng có thể bị ảnh hưởng về sự gia tăng nhiệt độ và các hiện tượng El nino dẫn đến khô hạn... Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu sử dụng những giống cà phê mới cho năng suất cao, chịu hạn và áp dụng các phương pháp canh tác tiên tiến trong sản xuất cà phê. Đặc biệt là vấn đề tái canh cây cà phê để đảm bảo sản lượng trong những năm sắp tới.
Phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng cà phê xuất khẩu sang EU, cương quyết không cho xuất khẩu các lô hàng không đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện nay của Việt Nam là TCVN 4193:2005, tiến tới áp dụng phân loại cà phê theo bộ tiêu chuẩn chất lượng của ICO là ISO 10470:2004 cho tất cả sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU.
Triển khai các chương trình hướng dẫn, hỗ trợ người trồng cà phê đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và quy tắc xuất xứ của EU. Nhà nước cần đưa truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nơng nghiệp nói chung thành quy định bắt buộc và chuẩn hóa. Cơ quan chức năng ở các địa phương và các Bộ ngành liên quan (Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ) cần tiếp tục triển khai các chương trình để hướng dẫn người trồng cà phê sản xuất cà phê được chứng nhận do các nhà nhập khẩu Châu Âu yêu cầu, sản phẩm cần có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Nếu Việt Nam tổ chức thực hiện được chứng nhận đảm bảo nguồn gốc xuất xứ thì xem như đã làm được 50% yêu cầu trong quy trình xuất khẩu sang EU.
Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất cà phê đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn về môi trường của EU. Trước hết, các cơ quan chức năng của Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn về cà phê bền vững, cà phê chứng nhận, đáp ứng nhu cầu, điều kiện kỹ thuật của thị trường EU. Đồng thời, Nhà nước cần tiếp tục có các biện pháp thúc thúc đẩy mẽ tái cơ cấu ngành cà phê, xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và số lượng. Đồng thời, đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người nơng dân, khuyến khích ứng dụng khoa học cơng nghệ trong sản xuất và chế biến cà phê để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm cà phê xuất khẩu sang EU.
Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường EU cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương tăng cường nghiên cứu, tổng hợp thông tin về thị trường đối với mặt hàng cà phê (nhu cầu, chủng loại, quy cách, mẫu mã, cung cầu, giá cả, các chính sách quản lý xuất nhập khẩu và quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm,...) để cung cấp cho các doanh nghiệp; Chỉ đạo và hướng dẫn các doanh nghiệp phân phối triển khai các chương trình liên kết ổn định, lâu dài để tiêu thụ cà phê qua các hệ thống phân phối ở nước ngoài; Tuyên truyền phổ biến các quy định và tiêu chuẩn về môi trường cho các nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân; Thông tin, phổ biến pháp luật, chính sách thương mại của các nước thuộc EU đến doanh nghiệp.
Thúc đẩy xúc tiến thương mại và xây dựng phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam. Các Bộ ngành liên quan cần tăng cường phối hợp trong việc quảng bá về sản phẩm cà phê Việt Nam tại thị trường EU thông qua các chiến dịch truyền thông, tuyên truyền, biên tập cẩm nang cung cấp thông tin phục vụ xuất khẩu, các chương
trình xúc tiến thương mại (XTTM) và giới thiệu sản phẩm. Theo đó, Bộ Công Thương thúc đẩy đào tạo nâng cao năng lực thực hiện xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, định hướng XTTM đối với ngành hàng cà phê mang tính chiến lược trung - dài hạn. Trong đó, chú trọng tới các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường EU để nâng dần sản lượng cà phê chế biến xuất khẩu, từng bước tạo dựng nền tảng vững chắc cho các thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam tại thị trường EU.
Không thể phủ nhận rằng Khoa học cơng nghệ có vai trị rất quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Việc liên kết, nhận chuyển giao công nghệ từ các thị trường cà phê lớn như Brazil hay các thị trường có ngành cơng nghiệp cà phê rang xay lớn như EU sẽ giúp Việt Nam học hỏi được kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU cũng như tiếp nhận được các công nghệ mới, hiện đại. Đồng thời, sự liên kết giữa nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới là Việt Nam và nước xuất khẩu cà phê Arabica lớn nhất thế giới là Brazil cũng như các nước có nền sản xuất cà phê phát triển mạnh là phương pháp hữu hiệu để ngăn chặn những cản trở bất lợi từ thị trường EU. Đặc biệt là sự ép giá của các nhà thu mua cà phê tại thị trường Liên minh Châu Âu.