Mục tiêu – Quan điểm đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 57 - 58)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

3.1. Mục tiêu – Quan điểm đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt

3.1. Mục tiêu – Quan điểm đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU Việt Nam sang thị trường EU

3.1.1. Mục tiêu các giải pháp

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cà phê Việt Nam một cách bền vững vào thị trường Châu Âu. Nâng cao năng lực sản xuất chế biến sản phẩm cà phê cho các doanh nghiệp Việt Nam sao cho đáp ứng được nhu cầu, sở thích của thị trường EU.

Nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cà phê vào thị trường EU. Kiến nghị Nhà nước xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngành cà phê Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cà phê vào thị trường EU nói riêng

3.1.2. Quan điểm đề xuất giải pháp

Coi thị trường EU trong vòng 5 năm nữa vẫn là thị trường sản phẩm cà phê quan trọng của Việt Nam, vì theo ICO, EU vẫn là là nơi tiêu thụ sản phẩm cà phê hàng đầu thế giới. Giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam sang thị trường EU năm 2021 là cho thấy tiềm năng tiêu thụ sản phẩm cà phê trong những năm tới còn lớn hơn nữa khi nền kinh tế EU đang trên đà phục hồi sau đại dịch.

Coi trọng chất lượng tăng trưởng chứ không tăng tốc độ xuất khẩu sang thị trường EU. Không tiếp nhận đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến sản phẩm cà phê đối với các nhà đầu tư nước ngoài đã bị thất bại tại thị trường EU dưới mọi hình thức: gian lận thương mại, chống trợ cấp xuất khẩu,…; không chấp nhận các nhà đầu tư sử dụng thiết bị, máy móc cũ vào ngành chế biến sản phẩm cà phê….Hạn chế xuất khẩu cà phê nhân có chất lượng thấp, chưa qua chế biến. Khơng sử dụng nguồn cà phê bất hợp pháp và sử dụng giấy tờ giả mạo để đưa sản phẩm cà phê vào thị trường EU.

Nhà nước chỉ đóng vai trị trợ giúp doanh nghiệp bằng cách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi chứ không làm thay doanh nghiệp thông qua tài trợ trực tiếp như trợ giá, bù lỗ xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất… để thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU, vì làm như vậy là vi phạm quy định của WTO và tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu ỷ lại.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường eu (Trang 57 - 58)